Sinh, Lão, Bệnh, Tử – Tâm sự của Lê Phương Lan

SINH, LÃO, BỆNH, TỬ

sinh-lao-benh-tu

“Sinh, lão, bệnh, tử” là chu kỳ tất yếu đời người phải trải qua. Trong đó sinh và tử là thuộc ngoài tầm kiểm soát và ý muốn của ta. Còn như lão và bệnh cho đến ngày nay với sự hiểu biết và tiến bộ của y khoa, con người đã có khả năng nhận biết để có thể kiểm soát được hoặc làm chậm lại tiến trình của hai chu kỳ này.

Dù muốn hay không khi dòng đời vẫn cứ đều đặn trôi nhanh thì tuổi già sẽ đến như một định luật tất yếu. Làm cách nào để chuẩn bị tốt cho tuổi gia hay tuổi về hưu sẽ là một bài chia sẻ tiếp theo. Theo thời gian thì khi cơ thể chúng ta đã bắt đầu lão hóa thì đó là lúc mà bệnh tật dễ thâm nhập và tấn công nhất. Những căn bệnh về thể lý thì chúng ta khó tránh khỏi nhưng vẫn có khả năng đề phòng hoặc khám phá sớm để chữa trị. Tuy nhiên, điều tôi muốn nói ở đây là có những căn bệnh tâm lý có khả năng làm cho chúng ta bị chấn thương hay thậm chí dẫn đến cái chết mà ít được người Việt xem là quan trọng.

Khi cơ thể đã bắt đầu lão hóa thì những căn bệnh tinh thần như nỗi cô đơn, sự buồn phiền, đau khổ khiến cho thể xác hao mòn rất nhanh. Khi đi tập thể dục trong Gym, tôi có biết một bác đã lớn tuổi đến Gym để tập tành thì ít mà chính là để làm bà tám và đem theo các loại bánh được bác làm tại nhà để bán những người bạn trong đó. Thời gian sau không thấy bác ấy nữa, tôi hỏi thăm thì được biết cô con gái thấy bác làm bánh tốn điện, tốn nước quá nên đã vứt hết các dụng cụ để làm bánh khiến bác mất đi nguồn vui và sinh lực và nay thì đang bị bệnh rất nặng! Một đôi bạn già trước đây vẫn rất khỏe mạnh, vui vẻ, tham dự thánh lễ mỗi tuần chung với nhau. Nay bác trai đã mất, bác gái lưng còng hẳn xuống, chống nạng “walker” đi lễ con gái phải đưa vào tận chỗ ngồi trong nhà thờ!

Bản thân tôi thì trong khoảng thời gian diễn tiến cái chết đột ngột của cô em út cũng là lúc tôi phải chịu đựng những cơn đau đầu gối và đau lưng dữ dội đến nỗi phải chống gậy mỗi lần vào bệnh viện thăm em. Căn bệnh này làm cản trở những sinh hoạt rất bình thường mỗi ngày khiến cho tôi cảm thông nỗi buồn của những bệnh nhân khao khát được tự làm cho bản thân những hoạt động vệ sinh cá nhân.

Đáng lo hơn nữa là khi căn bệnh đau lưng đầu gối chỉ mới bớt đi thì tôi bắt đầu cảm thấy có từng cơn đau nhói phần ngực bên trái và đôi lúc cảm thấy như phải hít vào thật sâu thì mới có đủ hơi để thở. Khi gọi cho bệnh viện Kaiser để xin khám bệnh thì y tá trực chuyển ngay cho bác sĩ. Tôi được khuyến cáo là phải vào ngay phòng cấp cứu! Tại đó tôi được khám rất kỹ để chụp X ray và chuyền thuốc từ động mạch tay thẳng vào tim để phát hiện ra những bệnh trạng có thể xảy ra. Ngay hôm sau thì bác sĩ gọi lại báo tin vui cho biết là không tìm thấy có nguy cơ gì về căn bệnh tim mạch hết và những cơn đau có thể do những chấn động tâm lý! Bấy giờ tôi mới ý thức tác hại của những chấn thương thể lý gây ra do những chấn thương tâm lý. Kìa như chàng Từ Hải đã bị “heart attack” chết đứng khi sa cơ bị gài bẫy bởi Hồ Tôn Hiến! Ngũ Tử Tư sau một đêm suy nghĩ vận nước mà bạc trắng mái đầu!

Tôi phải tự giải cứu mình thôi! Tôi bắt đầu tập những động tác cho khớp gối và cột sống, tập Dịch Cân Kinh, tập ngồi thiền để hít thở thật sâu chuyển khí công đến các vùng bị đau đều đặn mỗi sáng. Mỗi tuần hai ngày vào Gym tập các máy vận động cho đầu gối và vùng lưng. Sau đó ngâm hồ nước Spa để các tia nước nóng phun thẳng massage các vùng bị đau và các huyệt đạo.

Bây giờ thay vì thương tiếc em thì tôi đọc kinh, xin lễ cho em và những người thân đã khuất. Trời đã sang xuân, khí hậu ấm áp cho tôi được thưởng thức vẻ đẹp bình dị “cây nhà lá vườn”: Sáng mở hết màn cửa sổ ngắm các chú chim sâu “hummingbirds” chuyền nhanh trên các cành hoa lê trắng muốt tại sân trước. Chiều đến đi bộ quanh vườn sau ngắm hoa mai, hoa lan, và hoa mười giờ cùng hít thở hương thơm của giàn dạ lý hương “jasmin” của nhà hàng xóm leo trên hàng rào. Nhất là tôi cố gắng giảm thiểu tối đa những gây hấn với “đối phương” để duy trì nền “hòa bình, thịnh vượng chung” trong đó “đôi bên cùng có lợi”!

Vẫn biết rằng “ Giày dép còn có số, huống chi là con người!” Nhưng trước cái viễn ảnh khi ta chưa “tới số” được mà đã bị bệnh quật ngã nằm một chỗ. Đau khổ nhất là khi đầu óc thì tỉnh táo nhận biết hết mọi sự mà mọi cử động, sinh hoạt cá nhân đều phải nhờ vào người khác hay các dụng cụ y khoa thì dù ở bất cứ tuổi nào thì đầu tư vào sức khỏe để được sống vui, sống khỏe phải kể là sự đầu tư khôn ngoan nhất.

Lê Phương Lan

Đăng tải tại Tin Tuc Nội Bộ | Chức năng bình luận bị tắt ở Sinh, Lão, Bệnh, Tử – Tâm sự của Lê Phương Lan

Tống Phước Kiên ghé thăm Đền Hùng

VIẾNG ĐỀN HÙNG

341118472_213281811344348_6388417482360355790_n

Con về thăm Phú Thọ
Lên viếng ngôi Đền Hùng
Hướng lòng về Quốc Tổ
Hương khói tỏa mông lung

Rừng cây xào xạc lá
Hồn sông núi thiêng liêng
Như lẫn khuất đây đó
Linh hiển khắp mọi miền

Dâng hương cầu Quốc Tổ
Ban ơn cho quê hương
Biên cương luôn bền vững
Đất nước mãi hùng cường.

TPK

340808728_673357267931664_9092252628122058431_n

Đăng tải tại Tin Tuc Nội Bộ | Chức năng bình luận bị tắt ở Tống Phước Kiên ghé thăm Đền Hùng

“Việt Nam” nghĩa là gì? – Tuyen Dinh sưu tầm

“VIỆT NAM” NGHĨA LÀ GÌ?

1/ Không ít người bây giờ vẫn tưởng “Việt Nam” nghĩa là “nước Nam của người Việt”. Hoặc là, qua một số em sinh viên trẻ cho tôi biết ở trường giải thích: “Việt Nam” nghĩa là nước Việt nằm về phương Nam (so với Tàu). Mắc giống gì mà danh xưng một quốc gia lại đi lấy một quốc gia khác làm “hệ qui chiếu”? Coi đi, quốc gia của người Hàn nằm về phía đông nước Tàu, họ đâu giải thích nước họ là … “Hàn Đông”.

Ý nghĩa của hai chữ “Việt Nam” bấy lâu nay thường được diễn giải theo chủ quan của hậu thế, NHƯNG cho dù diễn giải vi diệu/hay ho/cao siêu tới đâu đi nữa thì – xin nhấn mạnh – hãy nhớ rằng tên nước VIỆT NAM 越 南 là do Nhà Nguyễn chính thức định danh. Thành thử phải tìm hiểu Nhà Nguyễn gọi vậy với ý nghĩa gì (chớ đừng nhồi nhét cách diễn giải của đời sau vào miệng tiền nhân)!

Screen Shot 2023-04-13 at 4.11.39 PM

… Hệt như có một làn gió mát mẻ, hết sức khỏe khoắn sau khi tôi may mắn biết được ý nghĩa đích xác của tên nước “VIỆT NAM” khi vua Gia Long định danh.

“Việt” trong quốc danh “Việt Nam” 越 南, té ra không phải làm một với “Việt” trong quốc danh “Đại Việt” 大 越 (mặc dù nhìn vô mặt chữ hệt nhau)!

Nói vào ngay, “Việt” đàng nào cũng có cái hay, nhưng lại không giống nhau.

2/ VIỆT NAM trở thành quốc danh chính thức, lần đầu tiên là vào đời vua Gia Long, năm 1804.

2a) Ban đầu, năm 1802 (Nhâm tuất) vua Gia Long đặt tên nước là “Nam Việt” 南 越.

Nhưng nhà Thanh e ngại hai chữ 南 越 (Nam Việt) lặp lại quốc danh “Nam Việt” mà Triệu Võ Đế (Triệu Đà, năm 204 TCN – năm 137 TCN) đặt ra, bấy giờ lãnh thổ không chỉ có Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam (đồng bằng sông Hồng cho tới Hà Tĩnh) mà bao trùm luôn Lưỡng Quảng (Quảng Đông, Quảng Tây).

2b) Để tránh sự e ngại từ nhà Thanh, đầu tháng hai năm Giáp tý (1804) vua Gia Long đã đổi “Nam Việt” thành VIỆT NAM (越 南).

Dầu “Nam Việt” hoặc “Việt Nam” cũng đều chung ý nghĩa. Trịnh Hoài Đức (1765-1825), sử gia nổi tiếng sống dưới thời vua Gia Long, có mặt trong đoàn sứ qua Tàu đàm phán với nhà Thanh, cho biết:

“Việt Nam là quốc danh thích hợp để chỉ một lãnh thổ hợp nhứt giữa Đàng Trong với Đàng Ngoài”, “chúng ta (Nhà Nguyễn) sở hữu đất của Việt Thường trước, và vùng An Nam được thêm vào sau đó”.

Hai chữ VIỆT NAM là sự kết hợp giữa VIỆT (THƯỜNG) với (AN) NAM.

3/ Việt Thường là xứ mô?

Theo những sách cổ xưa như “Hậu Hán thư”, “Thượng thư đại truyện”, “Tư trị thông giám cương mục” thì nước Việt Thường 越 裳 nằm về phía nam Giao Chỉ.

Trong cuốn “Đại Nam Chính biên Liệt truyện sơ tập” thì xác định tên gọi VIỆT THƯỜNG “là tên cổ của xứ Champa”!

Một nguồn khác cho biết cách gọi “Việt Thường” là để chỉ lãnh thổ về phía nam của Giao Chỉ, bao gồm cả Phù Nam (sau này trở thành vùng Thủy Chân Lạp).

Khi Trịnh Hoài Đức viết “chúng ta sở hữu đất của Việt Thường 越 裳 trước”, là nhằm ghi nhận các bậc tiền nhân của vua Gia Long (là các Chúa Nguyễn) đã hùng cứ tại Đàng Trong (Champa, Thủy Chân Lạp). Sau đó Nguyễn Phúc (phước) Ánh (vua Gia Long) đã “thêm vào vùng An Nam 安 南 ” là xứ lấy Thăng Long làm kinh đô (tức Đàng Ngoài).

4/ HÃNH DIỆN HAI CHỮ “VIỆT NAM”!

Trước đó, theo dòng lịch sử qua các đời Lý, Trần, Lê… cho dù tự xưng quốc danh “Đại Việt, Đại Nam”… hay đại gì đi nữa. Tuy nhiên, nước Tàu không tôn trọng mà họ cứ gọi xứ sở (lấy Thăng Long làm kinh đô) là “An Nam” miết (và gọi các đời vua Lý, Trần, Hậu Lê đều là “An Nam quốc vương”)!

Đến đời Hoàng đế Gia Long, ban đầu triều đình bên Tàu ép vẫn phải dùng quốc danh “An Nam”, không chịu “Việt Nam”. Nhưng sứ giả của vua Gia Long không đồng ý.

Với quốc danh VIỆT NAM, quí bạn chú ý: Đây là LẦN ĐẦU TIÊN trong suốt lịch sử cả ngàn năm, Tàu đã phải từ bỏ cách gọi truyền kiếp “An Nam” đối với nước Việt chúng ta!

Đời nay chúng ta mỗi khi hãnh diện về hai chữ “Việt Nam” thì nên nhớ tới cái danh xưng đó do Hoàng đế Gia Long đặt ra, thống nhất sơn hà, và sau đó năm 1808 vua phân chia địa giới khu vực. Đừng uống nước mà quên luôn cái nguồn quốc hiệu đó từ đâu, đừng bị nhiễm thói ăn cháo đá bát.

5/ THAY LỜI KẾT

“Việt” (trong “Đại Việt” 大 越 ) dùng để chỉ Việt tộc.

Còn “Việt” (trong “Việt Nam” 越 南 ) tuy cùng mặt chữ nhưng được lấy từ trong danh từ kép “Việt Thường” 越 裳 (định danh về địa lý).

Ghép chữ “Việt” (trong “Việt Thường”) với “Nam” (trong “An Nam”) thành quốc danh VIỆT NAM, là sự ghi nhận đàng hoàng về nguồn gốc của từng vùng lãnh thổ!

Qua đó, vua Gia Long cho thấy niềm hãnh diện trước việc hợp nhứt Đàng Trong với Đàng Ngoài. Lãnh thổ nước ta LẦN ĐẦU TIÊN trải rộng từ bắc đến nam, từ ải Nam Quan cho tới mũi Cà Mau bao gồm quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, nếu theo đường cái quan đi từ Quảng Ninh tới mũi Cà Mau thì thành đường cong chữ S.

Screen Shot 2023-04-13 at 4.20.42 PM

Tắt một lời, VIỆT NAM là quốc danh mang ý nghĩa về SỰ HỢP NHỨT LÃNH THỔ.

Ý nghĩa nêu trên của hai chữ VIỆT NAM, thiệt hay hết sức, độc đáo hết sức trong tinh thần đoàn kết các cộng đồng dân tộc ./.

Sưu tầm.

Đăng tải tại Tin Tuc Nội Bộ | Chức năng bình luận bị tắt ở “Việt Nam” nghĩa là gì? – Tuyen Dinh sưu tầm

Người Cộng sản là gì? – LHN

Người cộng sản là gì ?

hoacongsan1

   Đó là những người đã từng bước, từng bước đi vào con đường một chiều theo trình tự sau :
1 – Đầu tiên là bị người ta xí gạt, dụ dỗ mà đi theo con đường cộng sản .
2 – Khi biết mình bị gạt rồi thì không thể trở lui nên phải tự cố  gạt bản mình để tiếp tục sống .
3 – Khi đã tự gạt được chính mình thì sẽ trở thành một người cộng sản thực thụ .
4 – Người cộng sản thực thụ sẽ tiếp tục tìm gạt nhiều người khác nữa .

    Cứ như vậy mà đảng cộng sản được thành lập. Như vậy thì những  người cộng sản là những người chuyên lừa bịp, lừa bịp chính bản thân và lừa bịp mọi người. Ngoài lừa bịp thì người cộng sản bắt buộc phải tàn bạo, dã man để giữ quyền cai trị. Do đó có thể nói nếu không lừa bịp, không tàn bạo và không dã man thì không phải là người cộng sản.

Những điều nầy đã được chứng minh qua thực tế. Sau 48 năm thì những gì CSVN đã lừa bịp và cố che dấu đã tự bộc lộ dưới ánh sáng mặt trời .

Không kể những chuyện cũ, chỉ gần đây thì còn gì dã man hơn những việc làm trong các vụ Covid Kit Test, các chuyến bay giải cứu và mới đây là chuyện đưa ma túy vào đầu độc dân Việt Nam
Bản chất thật sự của CSVN đã tự bộc lộ .

LHN

     Bể Bọc

Ung thư bể bọc lòi ra sáng
Lúc nhúc một bầy chuột ghẻ lang
Sợi chỉ* không tham, tham biển bạc
Cây kim* chẳng lấy, lấy rừng vàng
Thuốc men dụng cụ cho bà quản
Ma túy xì ke để cháu mang
Hủ mắm chính chuyên** hôi cả nước
Hầm cầu vô sản** thúi nguyên làng .

    LHN

    * Người cộng sản không lấy một cái kim , sợi chỉ của nhân dân .
   ** Chính quyền cộng sản là chính quyền chuyên chính vô sản .

nguyen-van-thieu

Đăng tải tại Tin Tuc Nội Bộ | Chức năng bình luận bị tắt ở Người Cộng sản là gì? – LHN

Tình Già _ Truyện ngắn của Cung Vũ

Tình Già

images (2)

Hôm nay lão vui. Mân mê mãi trong tay tấm thiệp mời đi dự hộiTết trường trung học Bông Mai, mồ hôi tay đã làm cho một góc giấy mềm đi, mà ngó tới ngó lui cái đồng hồ trên tường dường như chỉ có một cây kim làm việc, hai cây kia cứ nằm ì ra đó, thật dễ ghét.“Trung học Bông Mai”, cái tên nghe quen lắm, gợi ra nhiều điều có khi mơ hồ, có khi gần gũi. Hình như cỡ đâu 50 năm trước, không nhớ là lão đã dạy, hay đã học ở đó. Cái trường trung học bé tí ở tỉnh, mỗi “đệ” chỉ có hai lớp. Hiệu trưởng là ông thầy Nam kỳ, giáo sư dạy Toán, da ngăm ngăm đen nên đám học trò gọi ổng là “ông táo.”

 “Bữa nay ông táo bịnh, tụi mình được 2 giờ, kéo ra đình chơi nhen bây?” Hay “Chào cờ sáng nay có ông táo nhen bây. Đừng có láo nháo ổng leo xuống quất cho mấy roi, quê lắm à!”

Giám học là một ông thầy Bắc kỳ 54, tên là Anh Hùng, người thanh mảnh đẹp trai, trắng trẻo nhưng lùn, tánh tình hắc búa nên học trò gọi là A Lùn. “A Lùn” phát âm nhanh nghe từa tựa như “Anh Hùng”.

Ông giáo dạy Pháp văn cao ráo, thanh lịch, tánh tình xởi lởi dễ chịu, học trò đứa nào cũng thương nên gọi ổng là “Nehru”, theo tên ông thủ tướng đầu tiên của Ấn Độ. Ông giáo có cái mũi to ngoại khổ, lúc nào cũng đỏ. Ổng dạy tiếng Pháp nên học trò dịch “mũi đỏ” thành “nez rouge”, nhưng gọi vậy nghe lộ liễu quá, lũ trẻ bèn thương mến gọi thầy là Nehru, nghe cho nó… sang.

Lão thương cái trường đó. Đó là trường công lập, học sinh hỗn hợp nam nữ ngồi chung lớp, nam đông hơn nữ. Cái tỉnh đó lại nằm xa biển nên ít người đi thoát vào thời cả nước vượt biên, vượt biển. Qua tới bên Mỹ này lão tìm hỏi mãi mới ra được vài ba học sinh cùng trường nhưng khác lớp, khác niên học. Tuần trước đột nhiên không biết có ai đó gửi cho lão tấm thiệp mời đi dự hội Tết cựu học sinh Bông Mai, hỏi sao lão không mừng vui, háo hức!

Lão lôi trong tủ quần áo ra, chọn một bộ vừa vặn, đẹp đẽ nhất, đem đi giặt ủi tử tế. Lại chọn một đôi giày đẹp, đánh xi sơ qua cho dễ coi. Từ ngày vợ chết, rồi về hưu, lão ít khi đi ra ngoài, hoặc nếu có đi đâu thì ăn mặc xập xệ, miễn sao lành lặn và sạch sẽ là được, không cần trau chuốt. Nhưng hôm nay khác. Bạn cũ trường xưa, bê bối quá sợ mắc công người ta thương xót hay chê cười, “tưởng mầy qua Mỹ học được củ gì”. Lão chịu khó lên cây lên cối một chút, lại còn soạn sẵn tờ giấy 50 đô mới tinh để trả tiền vào cửa bao gồm tiền ăn tối.

Đúng 1 tiếng đồng hồ trước giờ khai mạc, lão lò dò ra xe. Chỉ cần đi 30 phút là tới nơi, tính ra sớm nửa tiếng, và tính theo giờ cao su Việt Nam, ít ra sớm gần 2 tiếng.Lão biết đồng hương của lão, mời “7giờ” có nghĩa là… 8giờ rưỡi hay hơn. Nếu là đám cưới, mời “7 giờ” thì sau 9 giờ mới bắt đầu. Đi đám cưới thì phải ăn trước ít nhất nửa bụng ở nhà, tới nơi mới đủ sức kiên nhẫn ngồi đồng chờ đợi.

7 giờ 35 phút tới nơi, chưa có ai, không thấy cả tấm bảng hay biểu ngữ chào mừng. Lão đi rảo một vòng chung quanh khu phố cho thoải mái. 20 phút sau trở lại hội trường, may quá, đã có người.

Lão đóng tiền vào cửa, được gắn cho cái bảng tên có chỗ chấm chấm để ghi thêm năm học. Tên “Vũ” thì nói cho người ta viết vào, còn niên khóa nào, đầu óc lão lơ mơ quá, cười cười trả lời “hổng nhớ” khiến người làm bảng suýt nữa đã ghi vào là “không biết” thay vì để trống.

Bước vào trong, lão thấy có tất cả 8 bàn tròn, mỗi bàn 10 ghế. Vậy là người ta dự trù đông nhất là 80 người, kể cả ban tổ chức. Tính ra, có thể có khoảng phân nửa hay gần phân nửa là cựu học sinh hay cựu giáo sư của trường, còn lại là thân nhân. Đông đó chớ, đối với 1 trường nhỏ ở miền Đông Nam phần. Lúc chưa đi, lão nghĩ, chắc gặp giỏi lắm là 10 hay 15 người là cùng. A! Đông hơn thì vui hơn. Ở xã hội nào cũng vậy, ai cũng nói “đông vui”, chẳng ai nói “vắng vui”, dù là tiếng của bất cứ nước nào!

Lão được xếp ngồi vào bàn đầu tiên trong cùng, lúc đó chưa ai ngồi. Nửa phút sau, ban tổ chức đưa tới người khách thứ hai, sau lão. Người đó mặc áo dài màu lụa trắng, tóc cắt ngắn vừa phải, dáng điệu thanh mảnh. Lão lịch lãm đứng dậy, kéo ghế cho phái nữ, đợi người ta yên vị xong mới ngồi xuống. Y như tây! Lão nghĩ thầm và mỉm cười.

Thật là khó đoán tuổi phụ nữ Việt Nam ở xứ này, phần lớn ai cũng sửa, cũng cắt, cũng bơm và cũng vừa trét vừa sơn đủ các loại mỹ phẩm, đủ thứ màu mè. Nhưng, may quá, cụ bà này có vẻ như chưa kịp tân trang gì nhiều, ngoài một tí son phấn để đỡ nhợt nhạt dưới ánh đèn đêm.

Bà cụ vừa ngẩng trông lên, liếc vội vào bảng tên lão đeo trước ngực rồi kêu lên:

Anh Vũ! Em là Nga nè!

À! Tiện quá, khỏi phải tự giới thiệu, nhưng không tiện nhìn vào ngực phụ nữ dù chỉ để đọc kỹ cái bảng tên xem học năm nào. Lão thò tay ra định nâng bàn tay cụ bà lên hôn vào mu bàn tay, nói “enchanté” cho phải phép, nhưng sực nhớ đây là chỗ Việt Nam, không phải tây u gì, làm vậy không hợp cảnh, nên kịp né tay qua, cầm một cái ly lật ngửa lên, hỏi:

Bà dùng chi?

Cụ bà nhắc lại:

– Em là Nga, Hồng Nga, em của anh Thành, Nguyễn Văn Thành, em học dưới anh một lớp.

Thì ra vậy. Bạch Nga, Hoàng Nga, Hồng Nga, Thiên Nga… nhiều ngỗng quá, em nào cũng là ngỗng mà sao lão chẳng nhớ ngỗng nào với ngỗng nào!

Hồng Nga tiếp:

Hồi đó anh hay tới nhà em để học luyện thi với anh Thành. Có lần… có lần… anh nắm tay em… Anh quên em rồi sao?

Chết mụ nội chưa! Ngoài chuyện cầm tay em, không biết lão có cầm… chỗ nào khác không nhưng cũng không tiện hỏi lại, bèn giả lả bằng một lời ca của ông nhạc sĩ nào đó, trong hoàn cảnh này thì nghe rất chi là cải lương nhưng hạp cảnh:

– “Làm sao mà quên được! Ánh mắt với nụ cười!..”

Cụ bà có vẻ hơi hơi cảm động. Lão bèn hỏi tiếp:

Anh… Thành giờ ra sao, thưa… em?

Chả nhớ là “anh Thành” nào, nhưng hỏi thì cứ hỏi.

Hồng Nga hơi cúi đầu, chớp mắt, giọng tự nhiên nhỏ xuống:

Ảnh chết trong trại tù cải tạo ở ngoài Bắc. Ảnh và ông nhà em đi tù chung trại. Nhà em ra tù về nhà, 4 ngày sau mới chết.

Lão mím môi. Thảm cảnh xã hội. Nhà nào cũng có người đi tù, người chết, chết trong tù hay chết trên đường vượt biên. Tự nhiên lão đặt tay lên bàn tay cụ bà, vỗ vỗ rồi siết nhè nhẹ.

Cụ bà không rụt tay lại, mà chồng thêm bàn tay kia lên tay lão:

Em không ngờ gặp lại anh ở đây. Em mừng quá. Còn chị đâu rồi anh, sao anh đi một mình?

Lão đáp nhẹ như tiếng thở:

Bả bỏ tôi đi đã 4 năm rồi, ung thư gan.

Cụ bà đột nhiên rụt cả hai tay lại, hơi lúng túng:

Tội nghiệp anh quá! Rồi anh sống làm sao? Có ở chung với con cháu không?…

Câu chuyện cứ thế mà nổ râm ran nho nhỏ giữa 2 người bạn đồng hương đồng khói.

Có sao nói vậy người ơi. Lão sống một mình trong căn phố thuê trong một cao ốc. Lão không nói rõ là lão thích cái chỗ ở tươm tất 3 phòng ngủ trong cái buyn-đinh nằm cạnh sân cù và mặt trước nhìn ra biển. Lão sống bằng lương hưu, con cháu có đời sống riêng, thỉnh thoảng có dịp thì gặp nhau.

Hồng Nga có vẻ bằng lòng với hiện tại hơn. Chồng sau của bà là 1 bác sĩ chuyên khoa người Mỹ, đã qua đời vì tuổi tác, để lại khá nhiều nhà. Bà chia cho các con mỗi đứa 1 căn, còn lại giao cho 1 công ty địa ốc cho thuê, kiếm thêm lợi tức để chi tiêu, không phải nhờ con cháu.

Câu chuyện tiếp tục rù rì rủ rỉ ấm áp. Hồng Nga mời lão lên sân khấu hát chung bài “Học sinh hành khúc” cùng với nhóm của bà. Lão mỉm cười lắc đầu. Hồng Nga thắc mắc:

Hồi đó anh đàn hát trong ban văn nghệ nhà trường mà?

Lão lại cười:

Ờ… Hồi đó…

Lão kịp nuốt ực nửa câu sau: “bây giờ khác, già rồi, ai lại leo lên đó làm trò!”

Hồng Nga lên hát. Lão đứng lên tiễn bà rời bàn. Bà hát giọng chánh, khá hay. Lão đứng lên vỗ tay rất lâu. Hồng Nga nhìn xuống, giơ tay hôn gió. Khi bà về lại bàn, lão kéo ghế cho bà, thầm thì bên tai bà:

Em hát hay lắm!

Hồng Nga cố tình hất má cho chạm vào môi ông, cười hích hích, bảo:

Anh nịnh đầm nha!

Rồi họ lại chụm đầu rù rì rủ rỉ. Hơi thở của bà thơm, phần lão thì không hút thuốc lại vừa nhai kẹo cao su xong nên chắc không tệ. Họ nói chuyện gia đình, con cháu, xã hội bên này, bên kia…..

Khi câu chuyện từ từ tới lúc chín muồi, tình trong như đã mặt ngoài… hết e, lão cầm tay bà ân cần hỏi:

Em sống một mình có trống trải quá không? Có bao giờ em nghĩ rằng em cần một… ai đó sống bên cạnh em?

Hồng Nga nhìn lão, ánh mắt hơi khác lạ:

Có phải anh muốn hỏi, em có định tái giá lần nữa hay không chớ gì?

Lão gật đầu. Hồng Nga đáp:

Em không có ý định đó, nhưng nếu trời cao đặt để, gặp người em yêu thì em sẽ… không chạy trốn. Còn anh thì sao?

Lão kéo vai Hồng Nga lại gần, hỏi rất nhỏ:

Nếu người đó là anh, em bằng lòng làm vợ anh không?

Hồng Nga ửng hồng hai má, khẽ gật đầu:

Em…

Lão kéo vai cụ bà lại gần hơn nữa. Rồi họ hôn nhau, ban đầu chỉ hơi chạm môi, rồi hôn nồng nàn, vừa đúng lúc tiệc tàn. Rồi họ trao đổi số điện thoại, địa chỉ vi thư và tạm chia tay. Ai cũng lái xe nên chẳng ai được đưa ai.

Trên đường về nhà hôm đó, lòng lão lâng lâng, đi xượt qua chỗ rẽ trên xa-lộ hàng chục dặm mới nhận ra, quay trở lại, lại lố exit một lần nữa. Về tới buyn-đinh, lão luống cuống tra chìa khóa vào cửa phòng người khác…

Đêm đó lão không ngủ được. Hình ảnh cụ bà nhí nhảnh cứ nhảy múa lung tung trước mắt ông kèm theo giọng hát dịu mềm “Học sinh là người tổ quốc mong cho mai sau, Học sinh là người”… gì gì đó. Nhạc xập xình. Tiếng hát ỏn ẻn vọng lên trong đêm.

Nằm lơ mơ dỗ giấc, lão hoang mang không nhớ chắc, cứ thắc mắc khi lão ngỏ lời cầu hôn, bà cụ đã trả lời sao, chịu hay không chịu? Đầu óc lão rối bung lên, lẫn lộn, không nhớ. Lão chỉ nhớ môi bà ngọt mềm và tình tứ quấn quít môi lão. Lão hơi giận mình, sao lúc đó không lôi cái cell phone ra ghi “note” như lão thường làm hàng ngày mỗi khi cần ghi nhớ một điều gì.

Lão muốn gọi điện thoại hỏi lại cụ bà cho chắc, nhưng cũng không nhớ số điện thoại lúc đó ghi trên cái giấy khăn ăn rồi để đâu. Muốn liên lạc ban tổ chức thì không biết cả tên người gửi thiệp mời mình là ai, làm sao mà hỏi.

Cứ thế mà lão lay hoay trăn trở cho tới sáng banh mắt mới ngủ được một chút.

Suốt cả tuần lễ sau đó lão cứ bần thần ngồi đứng không yên, đêm biếng ăn ngày mất ngủ, người cứ gầy rạc cả ra, ngơ ngơ ngẩn ngẩn như vừa dò số thấy trúng độc đắc nhưng khi mang vé đi lãnh tiền, hãng xổ số xem lại bảo hàng số thì đúng nhưng ngày xổ thì sai, nên đi không rồi lại về không.

Qua tới ngày thứ 12, đột nhiên lão nhận được email của cụ bà. Hồng Nga không viết lời nào âu yếm hay nhắc lại chuyện lão cầu hôn, chỉ rủ Tết năm sau về nước dự họp mặt học sinh lớp 12 niên khóa năm con Vịt, hiện bạn bè còn sống gần phân nửa.

Lão đọc đi đọc lại email, muốn viết hỏi “cái hồi anh cầu hôn, em trả lời sao?” mà ngần ngại không dám hỏi, sợ thất thố làm buồn lòng người yêu. Cuối cùng lão chỉ viết rất gọn, hứa sẽ thu xếp để về nước trong cùng một khoảng thời gian đó để họp mặt bạn bè. Hẹn thì có hẹn đó, mà như trớt hơ!

Cụ bà nhận được email, cũng không thấy nhắc gì tới chuyện cưới xin nên chắc là hẫng, cảm thấy như nị hụt đõi. Hai bên tiếp tục “lạc” nhau thêm 1 tháng nữa. Cụ bà cảm thấy như bị đùa giỡn, hay nặng hơn nữa, bị phản bội, nên viết:

Nga cũng vui khi gặp lại người anh trường cũ, nhưng 2 đứa mình làm bạn thôi nha. Nga vẽ một đường làm ranh giới, ai bước qua sẽ bị chặt cụt chân.”

Không còn xưng “em”, và cụ bà trồi lên vị thế ngang hàng, “hai đứa mình” và vẽ ranh giới xác định mối giao thiệp bạn bè, kèm theo hình phạt cho bất cứ trong 2 người vi phạm!

Lão đọc xong xây xẩm mặt mày. Lão nhớ lại rồi. Khi lão ngỏ lời cầu hôn, cụ bà vừa trả lời “Em…” thì bị môi lão vít chặt với nụ hôn, không nói tiếp được nữa. “Em… đồng ý” hay “Em không”? Thiệt tình! Nhưng rõ ràng sau khi lão cầu hôn, họ đã hôn nhau, hay ít nhất, lão hôn trước và cụ bà hưởng ứng, không đẩy ra. Không ưng thì đẩy ra chứ sao lại nhận nụ hôn như trao nhau một lời hứa hẹn nồng nàn? Tại sao? Đàn bà thật khó hiểu hay đàn ông thật ngây ngô? Một nhà văn đã viết trên sách: trên đời này không có đàn ông mà chỉ có… đần ông. Chữ “đần” có dấu mũ hẳn hòi.

Lão cũng biết, phụ nữ Việt ở bên này có thói quen tính toán thiệt hơn, nhất là khi bên nhà gái giàu có hơn, không muốn bị đào mỏ. Hay là cụ bà có đồng ý nhưng khi về nghĩ lại, hoặc kể chuyện cho con cháu nghe, không ai thấy thoải mái khi cụ bỏ con bỏ cháu để xuống thuyền đi tái giá với 1 ông cụ hiện không làm chủ nổi một căn nhà, phải đi ở thuê.

Cụ bà có thể không nghĩ xa xôi chớ con cháu cụ chắc lo nơm nớp, sau khi hôn thú ký xong, gia tài 2 bên cộng lại chia đôi khi ly dị, thì chúng nó mỗi đứa sẽ mất vài cái nhà, chỉ còn sở hữu được mỗi 1 căn nhà mà chúng đang ở, đã sang tên xong xuôi đâu đó.

Lão càng nghĩ càng nóng mặt và tự trách tại sau trước đó, khi Hồng Nga kể chuyện có năm bảy cái nhà cho thuê, lão lại không nói là mặc dù lão đi ở thuê, nhưng nếu muốn mua, lão có thể mua 1 cái nhà trị giá bằng tất cả những căn nhà mà cụ bà có, cộng lại!

Lão không nói ra, vì lão vốn coi rất nhẹ chuyện tiền bạc và rất ghét mang tiếng khoe khoang. Hiện tại, khoảng lương hưu cộng với tiền lời nhà băng trong 1 tháng của lão đã đủ để lão tiêu pha thoải mái cả năm. Lão không hề nghèo. Tại sao lại không nói rõ để con cháu của người yêu phải lo lắng và gàn quải chuyện hôn nhân của 2 cụ? Lão giận mình tê tái.

1 tháng trôi qua sau khi suy nghĩ đâu đó cẩn thận, lão mới thong thả trả lời Hồng Nga về lằn ranh biên giới “bước qua thì bị chặt chân”. Cụ viết ngắn gọn:

“Xin Hồng Nga yên tâm, tôi không có ý định rước một cụ bà cùng trường về bầu bạn.”

Thư đi nhưng không có tin lại. Thời gian lặng lẽ trôi. Hồng Nga như cánh ngỗng đã thiên di về trời. Mỗi lần chạnh nhớ, lão cũng bâng khuâng thơ thẩn, ôn lại lời mời về nước họp mặt bạn cũ trường xưa.

Lão chưa một lần trở lại quê hương. Bạn bè còn kẹt lại đông, thân nhân cũng không ít, nhưng lão “giang hồ quen thói vẫy vùng”, đang sống ung dung tự tại, không muốn cúi đầu khép nép chui qua khung cửa hẹp để cho một thằng nhóc hỉ mũi chưa sạch làm việc ngoài sân bay cũng có thể ăn hiếp được mình.

Anh sẽ về”, về chứ, nhưng vốn quen đứng thẳng, lão không thể về trong cung cách “Bó thân về với triều đình, Hàng thần lơ láo phận mình ra đâu”, lúc nào cũng phải giữ gìn lời ăn tiếng nói, muốn cất tiếng gọi một tô phở cũng phải đánh lưỡi cho đủ 7 lần…

Lật bật rồi lại cuối năm. Lại nhận được thiệp mời họp mặt cựu học sinh trường cũ. Cầm tấm thiệp trong tay, lòng lão lại rộn ràng như năm ngoái. Lão lại lễ bộ quần áo giày dép chuẩn bị xôn xao, và lần nầy đến sớm hẳn tới 1 tiếng.

Ngồi yên vị khá lâu, cũng cái bàn trong trong cùng, đúng 7 giờ rưỡi tối, Hồng Nga tới, lần nầy đi với một bà sồn sồn cỡ dưới 50, chắc là con gái.

Hồng Nga nhận ra lão từ xa, mừng rỡ bước nhanh tới:

A! Anh Vũ, em là Nga em anh Thành nè. Anh còn nhớ em hông? Em học dưới anh một lớp…

A! Hay thật! Cũng cùng một câu tự giới thiệu mà cụ bà nói hồi năm ngoái, lần đầu gặp lại ông. Cụ bà sợ lão mang bệnh mất trí nhớ chăng?

Lão đứng dậy kéo ghế cho 2 mẹ con. Hồng Nga giới thiệu:

– Hồng Loan, con gái em.

Hồng Loan chào bác, lão chào cháu, rồi buột miệng hỏi:

Hồng Loan đây rồi, còn Đào Hoa đâu?

Hồng Nga hơi giật mình:

Anh cũng biết Đào Hoa hả. Cái thằng đó chẳng bao giờ chịu đi với mẹ.

Lão mỉm cười. Lão thấy con gái mà bị đặt cho cái tên cấm kỵ là Hồng Loan nên hỏi chơi cho đủ cặp, đâu biết người ta đã có đủ. Lão hơi ngần ngừ một chút rồi nhìn sâu vào mắt Hồng Nga, hỏi thẳng một câu trong lòng muốn hỏi:

Năm ngoái, cũng trong không khí này, anh hỏi cưới em, em còn nhớ em trả lời anh như thế nào không?

Hồng Nga ngạc nhiên:

Ủa, thì ra là anh đó hả? Em nhớ mang máng có ai đó tỏ tình, xin cưới mà không nhớ là ai, hóa ra là anh sao? Thiệt sao? Mà anh hỏi vậy thì em trả lời sao?

Cô con gái nhìn lão, muốn phân bua gì đó, nhưng thôi. Lão nói tiếp:

Thì là anh chớ ai vô đây. Em thiệt vô tình. Sau đó em còn gởi email cho anh, dặn giữ tình bạn, ai tiến tới sẽ bị chặt chưn…

Hồng Nga chưng hửng:

Em tuy có email nhưng có bao giờ xài đâu! Với lại, em có lòng thương mến anh, em có bao giờ viết bậy bạ vậy đâu? Anh buồn em lắm hả? Rồi anh có trả lời gì cho em hông?

Cô con gái lại định nói gì, nhưng một lần nữa, lại thôi. Lão ngập ngừng:

Em nhứt định không viết, không đọc email thiệt hả?
Hông có, thưa anh.
– Vậy bây giờ anh hỏi lại câu hỏi năm ngoái: “Em có bằng lòng làm vợ anh hông?

Hồng Nga thò tay qua nắm tay ông, giục giặc:

Em thương anh nhiều, em muốn làm vợ anh lắm, nhưng em đang có chồng mà, làm vậy sao được?

Tới phiên lão sững sờ:

Em mới tái giá hả?

Hồng Nga cười ra tiếng:

Không anh. Lâu rồi. Mấy chục năm rồi.
– Vậy thì anh ấy đâu mà em đi với con gái?

Hồng Nga lắc đâu:

– Hôm nay ảnh trực bệnh viện, em nhờ con Loan đưa đi.

Hồng Loan chợt đứng dậy, chồm qua lão, nói nhỏ:

Cháu xin phép thưa riêng với bác một chuyện…

Lão gật đầu bước ra gần bàn tiếp tân, Hồng Loan lửng thửng theo sau:

Thưa bác, thực tình thì bố dượng cháu qua đời lâu rồi. Cháu không dám giấu bác, mẹ cháu trở bệnh Alzheimer gần đây, khi nhớ khi quên, càng lúc càng tệ hơn, cháu đã thu xếp cho mẹ vào viện dưỡng lão, có y tá và bác sĩ trực chăm lo chu đáo hơn ở nhà. Khổ lắm bác ơi. Hôm nọ cháu đi vắng có chút xíu, mẹ ở nhà tự ý nấu nướng cái gì đó, suýt làm cháy nhà, may mà cháu về kịp.

Lão ngạc nhiên nhìn người đàn bà đang đứng trước mặt, thắc mắc:

Xin lỗi, xin bà tha lỗi, bà là ai và mẹ bà là ai? Tôi thấy quen quen mà tự nhiên bây giờ nhớ không ra?

Hồng Loan gần như chết điếng tại chỗ, chưa biết phản ứng làm sao, chợt nghe tiếng 1 người đàn ông trẻ thoảng bên tai, nhẹ như hơi gió:

Ô! Xin lỗi chị. Ba tôi dạo này bắt đầu quên trước quên sau…

Không đợi cậu kia nói thêm, lão vui vẻ giới thiệu liền, tỉnh queo như chưa hề hỏi câu “mẹ bà là ai”:

Đây là thằng Nam, con trai lớn của bác đó cháu, còn đây là… là…

Dạ là Hồng Loan…
Đúng rồi. Hồng Loan con riêng của.. người ba yêu và xin cưới.. Đầy đủ hết rồi nhe, “con em, con anh” đã đủ mặt, chỉ chờ “con chúng ta” ra đời…

Nói xong lão cười ha hả, thong thả trở lại bàn.

Hồng Loan và Nam bắt tay nhau, kéo ra một góc tỉ tê trò chuyện. Lão ngồi thầm thì tình tự với Hồng Nga, mặc ai ca hát, diễn trò, xổ số hay nhảy nhót quanh họ…

Nam cho Hồng Loan biết, lão đã vào viện dưỡng lão mấy năm nay. Phòng lão rộng và đẹp lắm, có bao lơn nhìn ra biển Thái Bình. Tiền tháng rất cao, Viện có hoa viên và sân cù chung quanh. Các cụ đi bộ cả 45 phút mới giáp một vòng. Lại còn hồ bơi, phòng thể dục, phòng xem phim, phòng chơi game, hòa nhạc, thư viện… thôi thì đủ cả. Cơm nước thì ngày 3 buổi tươm tất, đổi món luôn luôn. Nếu các cụ không xuống được phòng ăn, sẽ có người mang lên tận phòng, có khi tận giường. Việc lau chùi, quét dọn hay ngay cả tắm rửa, thay quần áo cho các cụ hàng ngày, có y công lo, nếu các cụ không tự làm được. Về y tế, có đủ y tá trực 24/24, 7 ngày trong tuần. Bác sĩ tới mỗi sáng một lần. Xe cứu thương thì cách đó 3 phút, bệnh viện lớn cách đó 10 phút. Mỗi tuần một lần, thân nhân tới đón các cụ ra ngoài du ngoạn, ăn nhà hàng hay về nhà thăm con cháu. Nếu thân nhân không đến được, có nhân viên trực lái xe đưa các cụ đi riêng, hoặc xe bus nhỏ chở một lúc 7 cụ đi ngoạn cảnh, ăn ngoài, mọi chi phí do Viện trả.

Trường hợp của lão năm ngoái, chưa bị nặng nên còn được phép lái xe. Sau lần lão quên mất đường về phải gọi cell phone cho viện dưỡng lão cho người tới dẫn về thì không được lái xe nữa. Đó là lý do tại sao hôm nay Nam có mặt đưa lão đến đây.

Hồng Loan ngập ngừng hỏi:

Tiền trả hàng tháng có cao lắm không anh Nam?

Nam gật đầu:

Cao hơn lương tháng của tôi, nhưng ba trả trước tất cả vào “trust fund” rồi, cho tới năm 100 tuổi, nếu thọ hơn, Viện sẽ tự trang trải. Tiền lời quỹ tín dụng đủ để trả bù vào tiền Viện gia tăng hàng năm, con cháu không phải lo. Nếu như ba có vợ hay bạn già tới ở chung, ba chỉ phải trả thêm 50 phần trăm. Ba lo được vì ba có tiền lời quỹ tiết kiệm ký thác ở ngân hàng. Ông già có tiêu gì đâu! Thế còn bác gái, mẹ của chị thì sao?

Hồng Loan cười buồn:

Tháng sau tụi em cũng đưa mẹ vào viện dưỡng lão cho an toàn. Viện nầy nhỏ thôi, nhưng cũng đắt lắm so với lợi tức của tụi em. Chắc phải bán cái nhà của mẹ đang ở để lấy tiền chung vào. Mẹ buồn lắm anh. Mẹ chỉ muốn ở nhà. Mẹ khóc…

Nam và Hồng Loan trở lại bàn. Họ trố mắt ngạc nhiên khi thấy 2 cụ đang hôn nhau đắm đuối như một cặp thiếu niên, bất chấp thiên hạ chung quanh thầm thì soi mói.

Thoáng thấy 2 trẻ, lão ngẩng lên phân bua, môi còn dính son toè loe:

Hồng Nga đồng ý lấy ba và dọn vào Viện sống chung với ba. Ba sẽ nhờ Viện tổ chức lễ cưới tại phòng tiếp tân, các con đưa hết con cháu, bạn bè tới dự nha!
Hôm đó ba với Hồng Nga sẽ lên sân khấu song ca bài “Học sinh hành khúc” theo lời yêu cầu của cô dâu.

Cung Vũ (NHN)

Đăng tải tại Tin Tuc Nội Bộ | Chức năng bình luận bị tắt ở Tình Già _ Truyện ngắn của Cung Vũ

Gặp lại người em xứ Huế – Thơ TPK

GẶP LẠI NGƯỜI EM XỨ HUẾ

visithue_Mot thoang thu ve tren xu Hue 3

Gặp lại em đây người em xứ Huế
Bao năm trường vì dâu bể chia xa
Ta ra đi em mưa nắng nhạt nhòa
Ngày tháng lụn đời phong ba lớp lớp

Làng mình nay thịt da thay không ngớt
Đâu hàng cau phơn phớt ánh mai hồng?
Luỹ tre xanh không còn đứng ven sông
Chiều thôi xuống trên cánh đồng Vỹ Dạ

Còn đâu nữa cánh diều bay tháng hạ
Mái lầu cao che kín cả không gian
Đường xe cộ bụi bay khắp xóm làng
Ngỏ nhà em giờ rộn ràng chi lạ

Màu thời gian phủ mờ trên đôi má
Mắt đăm đăm nhìn quá khứ xa mờ
Mái tóc xanh giờ nhuốm bạc nhung tơ
Khép lại rồi thời tuổi thơ dịu ngọt

Cuộc Trần ai đời người như bèo bọt
Nước chảy hoa trôi sóng dạt đôi bờ
Giờ gặp lại niềm vui đến bất ngờ
Bao kỹ niệm khung trời xưa bừng dậy.

TPK

Đăng tải tại Tin Tuc Nội Bộ | Chức năng bình luận bị tắt ở Gặp lại người em xứ Huế – Thơ TPK

PQN Tường trình từ San Jose _ Thăm K1 NHA

Thăm bệnh nhân K1 Nguyễn Hoài Ân

Bạn ta K1 Nguyễn Hoài Ân bị bệnh đã lâu, bệnh tiền liệt tuyến khá nặng nhưng tính bạn ÂN không muốn phiền lòng bạn hữu thành thử Bạn Ấy nhắn là không muốn ai đến thăm . Nhiều lần các bận K1 gọi điện thoại nhưng bạn ấy không bắt.

IMG-1779

Sáng nay 2/4/2023 sáng kiến bạn Huỳnh Minh Thanh mời gọi một số bạn đi ăn phở Tàu Bay sau đó sẽ bàn kế hoạch thăm đột xuất Bạn NG.H. ÂN. Phái đoàn gồm có :

–       Vợ chồng Huỳnh Minh Thanh
–       Vợ chồng Bửu Hồng
–       Vợ chồng Võ Quang Lâu
–       Đinh Văn Hạp
–       Phan Quang Nghiệp
–       Trần Quốc Nại

Tập trung tại nhà Võ Quang Lâu xuất phát đi đến nhà NG.H.ÂN .Đến nơi cử Trưởng Nhóm Hạp Đinh ( Tóc Gió Thôi Bay ) và Võ Quang Lâu làm xung kích thình lình đột nhập gõ cửa trước và bấm chuông đợi một lúc lâu nhưng chẳng trả lời . Chặp sau thì có một cô gái trẻ xuất hiện ở cửa sau hỏi

Các Bác muốn gặp ai ?
-Các Bác là bạn của Bác ÂN đến thăm. Tên Bác là Hạp Đinh
-Bác Ân bệnh để con vào thông báo .

May quá cô gái ra và trả lời OK

Thế là cả bọn vào nhà. Một căn Mobile Home rất rộng chỉ một mình Bác ấy ở. Bạn ÂN nằm chèo queo trên một cái giường rộng. Người ốm da trắng bệt, nhưng nói chuyện, làm thơ vẫn còn sáng suốt. Tai nghe rõ. Bác ăn không được nhiều. Có người của Sở Xã Hội đến giúp.

Bạn ÂN xin lỗi vì không giám phiền lòng các bạn chớ không phải khó tính gì. Bạn ấy cám ơn các bạn K1 đến thăm.

Chúng tôi rất mừng là Bạn ÂN còn khoẻ và từ nay sẽ có dịp thăm viếng bạn ấy  nhiều hơn.

Thăm, nói chuyện trên trời dưới đất độ hơn 40 phút rồi chia tay.

Phan Quang Nghiệp tường trình từ San Jose ngày 2/4/2023

IMG-1793

IMG-1794

IMG-1789

IMG-1785

IMG-1780

IMG-0562

Đăng tải tại Tin Tuc Nội Bộ | Chức năng bình luận bị tắt ở PQN Tường trình từ San Jose _ Thăm K1 NHA

Nhật ký tháng tư – Thơ Quốc hận Toàn Như

NHẬT KÝ THÁNG TƯ

maxresdefault (1)

Tờ lịch Tháng Tư lại đến rồi
Ngày Ba Mươi, nhớ lại buồn ơi !
Nhớ khi lệnh xuống tan hàng ngũ
Ngơ ngác nhìn nhau nước mắt rơi

Những tưởng từ đây chinh chiến tan
Người người cả nước sẽ hân hoan
Ngờ đâu bên thắng từ phương bắc
Sớm lộ nguyên hình lũ ác gian

Người lính miền nam nghĩ thoáng thôi
“Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi” (1)
Ngày tàn cuộc chiến còn sống sót
Đâu nghĩ ngục tù giăng khắp nơi

Mang thân tù tội mấy ai về
Rừng thẳm suối hoang ngỡ bến mê
‘Lao động vinh quang’ đời lao cải
Bao người xác gởi chốn sơn khê

Nhưng cũng đành thôi kiếp đoạn trường
Công hầu khanh tướng mộng đành buông
Nghĩ mình xấu số đời đen bạc
Tình nghĩa đồng minh thật chán chường

Hôm nay đất khách tháng tư này
Cờ rủ ngoài đường gió khẽ lay
Trời chẳng mưa sa mà mắt ướt
Bạc đầu quốc hận gió mây bay

Rồi sẽ một ngày trở lại thôi
Vinh quang ngày ấy rạng môi cười
Cờ vàng rực rỡ trên quê cũ
Ta sẽ mừng vui mắt lệ ngời

(1): Câu thơ cổ của Vương Hàn đời nhà Đường bên Trung Quốc

TOÀN NHƯ  (Tháng 4-2023)

Đăng tải tại Tin Tuc Nội Bộ | Chức năng bình luận bị tắt ở Nhật ký tháng tư – Thơ Quốc hận Toàn Như

Nhìn lại lịch sử: Cuộc đời Ba Cụt Lê Quang Vinh

Cuộc đời ông Lê Quang Vinh (Ba Cụt) qua lời kể của vợ ông, bà Trần Thị Hoa

Đăng tải tại Tin Tuc Nội Bộ | Chức năng bình luận bị tắt ở Nhìn lại lịch sử: Cuộc đời Ba Cụt Lê Quang Vinh

Vì sao tôi yêu màu áo lính Cộng Hòa – Youtube

Đăng tải tại Tin Tuc Nội Bộ | Chức năng bình luận bị tắt ở Vì sao tôi yêu màu áo lính Cộng Hòa – Youtube

Truyện ngắn: Con cào bằng lá dừa. (Diễn Đàn Việt Thức)

Truyện Ngắn: Con Cào Cào Bằng Lá Dừa

maxresdefault (1)

Đứng trong hàng rào kẽm gai của khu thăm nuôi. Bé Mai cố nhướng mắt để tìm người cha thân yêu của mình trong số những đoàn người gầy guộc, xanh xao, vàng vọt đang lếch thếch cất bước trên đường về trại tù. Với ánh nắng trưa hè gay gắt, mọi nguời đi thăm nuôi đều đứng trong mái hiên ngẩng cổ nhìn ra. Riêng bé Mai bất chấp những tia sáng nóng đang rọi trên đôi má ửng đỏ, những giọt mồ hồ đang rịn trên trán. Cô bé cố giơ cao những con cào cào xanh hướng về phía đoàn người đang lần lượt đi qua, hầu mong cha của mình sẽ mau chóng nhận ra. Ông Sinh đã nhận ra con gái , ông giơ cao lon gô vẫy vẫy. Bé Mai sung sướng reo lên: “Má ơi. Con thấy ba rồi! Con thấy ba rồi !”

Đoàn tù vẫn bình thản bước lên đồi. Ông Sinh vừa đi vừa ngoảnh cổ lại đằng sau nhìn con. Khi không còn thấy hình bóng cha nữa, bé Mai mới chịu chạy lại bên mẹ thút thít khóc.  Thiếu phụ rút khăn tay lau mồ hôi trên trán con, vuốt mái tóc bé an ủi :

“Nín đi con, tí nữa mẹ con mình gặp cha rồi.”

Thời gian thăm nuôi thật ngắn ngủi, chỉ mười năm phút. Ông Sinh chỉ kịp ôm con vào lòng, hôn lên má con. Hỏi han vợ năm ba câu, chẳng nói được gì nhiều, đã gần hết giờ.  Mọi người trong phòng thăm nuôi chỉ biết nhìn nhau khóc và khóc. Đến gìơ. Tên cán-bộ oắt con quơ quơ khẩu súng AK. về phía mọi người:

“Đã hết giờ, yêu cầu mọi người đứng lên ra về.”

Ông Sinh vội vàng nắm chặt hai bàn tay vợ và ôm hôn con lần cuối, xách bị gói lương khô cùng mấy con cào cào theo chân mọi người ra cửa.  Ngồi trên chuyến xe lô trở về thành phố, hầu hết là những bà vợ đi thăm nuôi chồng, họ đều mệt mỏi trong cuộc hành trình dài. Phần vì đường xa, phần vì phải thức khuya dậy sớm để nấu thức ăn, giờ đây tất cả đều cố nhắm mắt thiu thiu ngủ dưỡng sức. Riêng bé Mai không tài nào ngủ được, dù rất muốn ngủ và mệt mỏi. Hình dáng của người cha luôn luôn lởn vởn trong trí óc bé, thân hình gầy gò, đen đủi của ông khác xa với hình dáng trắng trẻo, hồng hào, mập mạp trước kia rất nhiều. Bé là người được cha thương yêu nhất. Đêm nào ông cũng ru bé ngủ, kể truyện cho bé nghe, trước khi rời khỏi phòng ông không quên hôn lên nút ruồi son trên cổ bé, mà ông thường gọi đùa là : Nốt ruồi mang đến nhiều sự may mắn.”

Ông có đôi bàn tay rất khéo léo và nghệ thuật. Chính ông đã dậy cho bé xếp hình những con thú, đồ vật bằng giấy nhất là thắt hình những con cào cào bằng lá dừa non thật là tuyệt, trông chúng đẹp, hung dũng, oai phong biết bao! Bé rất thích và thường thắt để tặng bạn bè, vì thế chúng thường chọc và gọi bé lá con cào cào xanh. Biệt hiệu này bé rất thích và thường hay kể lại với cha. Ông nói con cào cào xanh với đôi chân cứng cáp, nhẩy xa, biểu hiện cho sự tương lai vững chắc. Cha muốn con gái của cha sau này cũng giống như những con cào cào này.

Riêng ông Sinh, ông không thể không cầm được nước mắt khi nhìn giỏ quà của vợ con. Sau gần hai năm tù cải tạo, đây là lần đầu tiên ông được thăm nuôi. Giỏ qùa dù ít nhưng nó đã gói ghém biết bao nhiêu mồ hôi, nước mắt, tình thương của gia đình, dù ít nhưng ông rất ấm lòng. Nhất là mấy con cào cào xanh, nhìn chúng ông cảm thấy vui vui và xao xuyến trong lòng. Cô bé không biết đã bỏ biết bao nhiêu công sức, tình thương yêu gói trọn vào đó để dành cho cha. Nghĩ tới đó tim ông như thắt lại.

Đây là lần đầu và cũng là lần cuối ông gặp mặt vợ con. Kể từ ngày thăm nuôi cho tới mấy năm sau này, ông không hề nhận được bất cứ tin tức gì về gia đình. Lòng ông như rối bời, tâm tính như mất trí, thân xác kiệt quệ. Mấy lần ông đã ngã qụy, tưởng không thể sống nổi, may nhờ bạn bè an ủi, giúp đỡ về vật chất cũng như tinh thần , ông đã qua khỏi.

Cuộc sống tù đầy cứ như thế: Chịu đựng, đau khổ, đói khát. Cho tới cuối năm 1981 ông được thả về.

Ra khỏi tù, ông không còn nơi nương tựa. Theo chòm xóm cho biết: Vợ con ông đã vượt biên năm 1976. Gia đình bên vợ thì đã bán nhà dọn đi nơi khác, không biết biệt tích nơi đâu. Còn bên ông thì không có ai cả, vì ông vô Nam chỉ có một mình khi ông mới mười hai tuổi. Thế là hết! không biết đâu mà mò.  Điều làm ông lo âu nhất, là vợ con ông có thật sự đi vượt biên không, hay là tin đồn nhảm?! Nếu đúng như vậy, liệu có thoát không? Hay là đã bị…ông không dám nghĩ tiếp. Nếu thoát, tại sao không gửi thư về để cho ông biết tin. Những câu hỏi tại sao?..tại sao?… làm cho ông điên đầu. Hiện giờ ông mù tịt, và cũng không hiểu vì sao?!

Ra khỏi nhà tù nhỏ, ông lại vô nhà tù lớn. Cũng lao động thân xác để kiếm miếng ăn, cũng phải học tập, trình diện hàng tháng. Người ông càng ngày càng tiều tụy, nhưng ông phải ráng sống để có ngày gặp lại mặt vợ con.

May mắn nhờ một người bạn tù cùng chung một tổ trong trại tù, đưa ông về nhà cho tá túc qua ngày, cùng chỉ ông cách thức vá giầy, dép cũ. Cuộc sống của ông cũng tạm đủ.

Dạo này trời Sài-Gòn hay đổ những cơn mưa bất tử, làm ông Sinh dọn hàng ra, vô muốn bở hơi tai. Hai năm sau này công việc làm ăn của ông đâm khá ra. Giầy dép cũ mới, chôm chỉa gì ông cũng mua tuốt luốt, đem sửa chút ít, dánh bóng lại bán được gía cao.

Một người khách đi đến gian hàng ông. Ngắm nghía lựa một đôi, sỏ vừa chân,, cầm lên hỏi:“Bác , Đôi này bao nhiêu?”

Đang cúi lau giầy, ông vội vàng ngửng đầu lên định trả lời. Nhưng thấy người khách ông bỡ ngỡ, cảm thấy rất quen nên chưa kịp đáp. Người thanh niên thấy mặt ông cũng giật mình lùi lại, trơn mắt như gặp phải ma. Cậu ta định thần nhìn kỹ. Vội hỏi:

“Xin lỗi, xin lỗi. Bác có phải…..phải tên Sinh không?”

Cũng vừa kịp lúc ông Sinh nhận ra người khách lạ, chẳng ai khác hơn chính là cậu em vợ của mình. Như bắt được vàng. Ông Sinh rối rít dọn hàng không bán nữa. Hai anh em kiếm một quán cà phê ngồi tâm sự.  Thì ra vợ con ông đi vượt biên thực sự, hiện định cư ở Mỹ. Vợ ông đã có chồng khác và đã có hai con, một trai, một gái. Cha mẹ vợ đã bán nhà ở thành phố, dọn về quê ở. Mấy năm nay ông bà vẫn đều đặn nhân được tiền bạc do con gái chu cấp hàng tháng, và hiện cậu em trai vẫn còn ở với cha mẹ. Không hiểu vì lý do gì, cố ý hay có uẩn khúc gì khác, ông bà lại báo với con gái là ông đã chết trong trại tù.

Ngay ngày hôm sau. Ông Sinh cùng cậu em vợ vội đáp xe đò về thăm gia đình vợ. Chuyến thăm này đã khiến ông Sinh nhận nhiều sự đắng cay tủi nhục. Sự ơ hờ, tiếp đón tẻ nhạt đã làm ông thất vọng. Ông không có địa chỉ cũng như không có tin tức gì về vợ con. Ông chỉ biết đạì khái là vợ ông không muốn cho ông biết nơi ở của nàng. Chuyện ông bị chết là do công an tới nhà báo tin.

Nhưng nhờ vào lòng tốt của cậu em vợ, cuối cùng ông cũng có được địa chỉ của vợ con trong tay. Nhưng làm được gì với địa chỉ này ? Đối với vợ, ông có lỗi với nàng chứ không phải nàng có lỗi với ông. Ở vậy chờ chồng nuôi con là việc tốt, nếu không thì đành phải chấp nhận, không thể oán trách. Nhưng với con, ông phải có bổn phận và trách nhiệm. Ông nhớ cô bé vô cùng không kể xiết.

Ông đã viết thơ nhiều lần, nhưng chẳng bao giờ được hồi âm. Lại mu tin, mù tịt. Đầu óc ông rối rắm tơ vò. Con ông ra sao rồi?!

Sau đó chương trình HO được cứu xét, đưa các sĩ quan tù nhân cải-tạo qua Mỹ. Ông sung sướng bán tín, bán nghi. Nhưng sự thật đã đến. Giờ đây ông đã ngồi trên máy bay đến Mỹ theo diện HO.8. Việc đầu tiên của ông dự định là sau khi lo thủ tục giấy tờ xong, ông sẽ đi tìm vợ con.

Đứng trước cánh cổng sắt của căn nhà sang trọng, trong một thành phố thuộc tiểu bang Illinois. Ông Sinh lưỡng lự không dám bấm chuông, lòng ông hồi hộp, tim đập loạn xạ. Ông đang tưởng tượng hình dáng vợ mình bây giờ thế nào? Con mình đã lớn khôn ra sao? Cô bé giờ đã hai mươi mốt tuổi rồi còn gì, không biết ông có còn nhận ra không?!

Rồi ông tự hỏi có nên vào hay không ? Gia đình người ta đang hạnh phúc, mình vào có đúng lúc không?! Đang lúc suy nghĩ miên man. Chợt ông thấy một thiếu phụ từ trong nhà đi ra, tay cầm bình tưới cây nhỏ, tưới vào những chậu hoa trước cửa. Ông không thể nhầm được, đó chính là vợ mình dù thời gian có thay đổi. Ông tính rướn người lên gọi nhưng kịp ngừng lại. Một người đàn ông tóc vàng từ bên hông nhà đi tới, đến sau lưng người thiếu phụ ôm choàng lấy nàng, hai người hôn nhau thắm thiết. Ông lặng người tê tái, quay gót bỏ đi.

Về quán trọ, ông viết vội vài chữ gửi cho vợ, hẹn nàng cho ông gặp mặt dù chỉ một vài phút. Ngồi trước mặt vợ, ông nhận thấy nàng rất đẹp, đẹp hơn trước nhiều, nhưng cũng không đấu được nhiều nếp nhăn trên trán khóe mắt, vành môi.

Để phá tan bầu không khí ngỡ ngàng. Ông Sinh khen vợ:

“Em. Trông em đẹp lắm !”.
“Cám ơn anh. Anh qua đây từ bao giờ? Trông anh già và ốm yếu quá ! Anh có cần sự giúp đỡ gì không? Chồng em quen biết rất nhiều.”

Ông Sinh thấy nàng tự nhiên qúa, không có nét xúc cảm nào lộ trên khuôn mặt. Ông cũng bình thản.

“Cám ơn em. Anh, chữ nghĩa tiếng Anh, tiếng u còn kém lắm, vả lại mới qua chưa cần gấp. Anh muốn gặp con, nó dạo này thế nào rồi ?”

Không trả lời vội. Nàng đẩy ly cà phê sữa tới trước mặt ông:

“Cà phê Starbuck này ở Mỹ có tiếng lắm. Em còn nhớ anh thích uống cà phê nên em kêu. Còn con hả, em cũng muốn mong gặp nó đây. Mấy năm nay nó chẳng hề ghé thăm mẹ. Lâu lâu gọi phôn lấy lệ”.

Ông Sinh nhỏm dậy:

“Em đã làm gì nó? Bây giờ nó ở đâu? Cho anh xin số phôn và địa chỉ của nó!
“Nào em biết. Nó không muốn cho em biết bất cứ điều gì.”

Ông Sinh như chết điếng:

“Em nói thật đó chứ?!”.
“Em không dối gạt anh. Dù chúng ta không còn là vợ chồng. Nhưng đối với con em rất mực thương yêu. Có anh đây em rất mừng, anh sẽ lo cho nó. Nó là đứa con rất có hiếu. Sự việc không hay xẩy ra, hoàn toàn do lỗi tại em. Anh đi tìm con dùm em. Cho anh biết thêm là hiện nay nó đang học nghành y-khoa, sắp ra trường. Anh cứ đi hỏi mấy trường đại học xem sao! Em đã dò hỏi khắp mọi nơi rồi, nhưng vẫn biệt vô âm tín. Anh mới qua chắc cần tiền bạc, em giúp.”

Vừa nói, nàng vừa mở bóp lấy cuốn chi phiếu.

Ông Sinh nghe vợ nói một hồi như lùng bùng lỗ tai. Không cần nghe thêm, ông xô ghế đứng dậy.

Nhờ những người quen biết chỉ dẫn. Ông Sinh đăng tin tìm người trên báo chí cả Mỹ lẫn Việt, cùng phôn tới tất cả các trường đại học xa gần, vẫn không có kết qủa. Ở nước Mỹ to lớn này gồm năm mươi tiểu bang, có biết bao nhiêu trường đại học mà kể, tìm người như tìm kim đáy biển, biết đâu mà mò. Rồi ông lại suy nghĩ vớ vẩn, nhỡ con bé tự tử. Nghĩ tới, nghĩ lui làm ông rối trí thêm. Cuối cùng ông đành buông xuôi cho số phận thời gian.

Để mưu sinh và cũng để tạo cơ hội tìm kiếm, ông ghi danh đi học khóa đào tạo y công, phụ giúp trong các bệnh viện, hầu hy vọng có một ngày nào đó gặp được con mình.

Thời gian cứ thế trôi qua. Ông đã phục vụ rất nhiều bệnh viện trong tiểu bang California này mấy năm rồi, cũng thăm hỏi nhiều rồi, sự hy vọng của ông càng ngày càng giảm, hầu như tuyệt vọng.

Niềm vui thú duy nhất của ông hiện thời là mấy con cào cào xanh, mà ông cất rất kỹ từ khi thăm nuôi tới giờ, dù chúng đã khô héo quắt queo. Mỗi khi nhớ con ông lại mang ra ngắm nghía, tâm hồn ông lúc đó hoàn toàn chìm đắm trên khuôn mặt cuả bé Mai.

mqdefault

Jennifer Trần là một bác sĩ trẻ, đẹp, làm việc rất siêng năng, cần mẫn, hay giúp đỡ mọi người. Ai cần việc gì, khó khăn gì hay trong nhà cần chuyện gì, cần người thay thế, bác sĩ vui lòng giúp đở, dù đó là ngày nghỉ của mình.Bác sĩ đã có vị hôn phu cùng phục vụ trong cùng một bệnh viện. Hai người tính làm đám cưới lâu rồi, nhưng không hiểu vì sao cứ lần này rồi lại lần khác, không thể thực hiện được. Bạn bè thúc giục, khuyên nhủ, nàng chỉ cười.. Tuy là người vui tính thích bong đùa, nhưng bác sĩ Trần vẫn không dấu được nét buồn của mình. Nét buồn đó càng làm tăng thêm vẻ đẹp dịu hiền, mà ai cũng gọi đùa là “nữ hoàng sầu muộn” Dù còn trẻ, nàng vẫn không thích nơi hội hè đình đám, những chỗ đông người, mà chỉ muốn sống cho riêng mình, nhưng đối với bạn hữu nàng cũng quậy ra trò.

Hôm nay ông Sinh nghỉ không đi làm. Ông rảnh rỗi cùng người bạn gìa đi thăm cháu gái của ông ta bị bệnh nằm trong bệnh viện. Tiện thể ông mang mấy con cào mà ông mới thắt đêm qua, cho cháu gái làm quà.

Ngày chủ nhật, bệnh viện sao có qúa nhiều ca mổ! Bác sĩ Trần đã thấm mệt, mồ hôi rịn đầy trán. Nàng lấy khăn mui xoa chấm chấm mồ hôi, bây giờ nàng mới thực sự được rảnh tay.

Bác sĩ Trần đi qua dẫy phòng khoa nhi để đến phòng ăn, vì từ sáng đén giờ nàng chưa có cái gì vào bụng. Những tiếng cười khanh khách của một bé gái nào đó vang lên từ phòng khoa nhi. Cảm thấy vui vui nàng ghé lại nhìn thử. Một bé gái, nằm quay mặt vào phía trong, hình như đang giỡn với vật gì đó, làm cho cô bé khoái chí cười nắc nẻ. Tính tò mò thúc đẩy, nàng rón rén lại gần, nhìn vào phía trong.. Bất gíác nàng run người lên , mắt mở trợn trừng. Cô bé đang cho hai con cào cào xanh đá nhau, hai con cào cào được thắt bằng lá dừa xanh , trông thật là đẹp. Nàng run run cầm lên mân mê. Hỏi :

“Ở đâu bé có hai con cào cào này?”

Như sợ bị la mắng, chơi đồ chơi trong phòng bệnh. Cô bé phân bua:

“Không phải của con mua, mà của ông gìa lúc nẫy cho con”.

Bác sĩ Trần không kềm được xúc động , hỏi dồn:

“Bao lâu rồi ? Ông đi đâu ?”

Cô bé hốt hoảng :

“Dạ…dạ, con cũng hổng biết. Đã lâu rồi!”

Bác sĩ Trần hốt hoảng bước ra khỏi phòng, dáo dác nhìn quanh. Mặc kệ cho bụng đói, nàng chạy từ phòng nọ qua phòng kia, từ dẫy nọ qua dẫy kia để tìm kiếm. Trước sự lạ lùng đó, mọi nhân viên trong bệnh viện đều vây lại hỏi thăm, Nàng hỏi bâng quơ :

“Có ai thấy ông gìa nào đó trong bệnh viện không?”

Trước câu hỏi ngây ngô đó, mọi người đều không nín được cười, nhưng không ai dám cười trước vẻ nghiêm trọng của bác sĩ Trần.
Trong bệnh viện này, biết bao nhiêu ông gìa, bà cả đi thăm con cháu, người thân. Cảm thấy câu hỏi của mình qúa ngớ ngẩn, nàng cười gượng:

“Thôi. Không có gì, cám ơn các bạn.”

Tuy nói vậy nhưng trong lòng nàng vẫn không yên, tự nghĩ: ”Chỉ có cha mình mới thắt kiểu đó, nhưng ông đã chết rồi mà! Chẳng lẽ vì quá nhớ cha mà đâm ra mê sảng ?.!”

Thôi đi ăn cơm!

Bác sĩ Trần, chính là bé Mai. Từ khi theo mẹ đi thăm nuôi cha, trở về nhà, không ngày nào bé không nghĩ đến cha của mình. Ngày vượt biển ra đi, bé nhất định không chịu , đợi ngày cha trở về đi cùng. Vì sự hăm dọa của ông bà ngoại cùng những lời khuyên giải của mẹ, bé đành chịu phép. Sang đến Mỹ bé nhất định phải học giỏi để có tiền gửi cho bà ngọại đi thăm nuôi cha đều đều. Bé sẽ nhẩy cao, sẽ cứng cáp như những con cào cào xanh mà cha đã từng nói.

Cuộc vượt biên êm xuôi. Sau hơn một năm ở trên đảo, bé cùng mẹ được định cư tại Hoa-Kỳ. Dòng đời đưa đẩy, mẹ lấy chồng khác, một anh chàng Mỹ giầu có. Cô bé có thêm hai đứa em gái.

Giờ đây, bé Mai đã mười chín tuổi, cái tuổi bước vô ngưỡng cửa đại học. Càng lớn nàng càng giống cha. Đã nhiều lần nàng biên thư và gửi tiền cho ngoại để hỏi thăm tin tức, cùng sức khỏe của cha trong trại tù, nhưng không ai trả lời. Có hỏi mẹ, chỉ được biết:

“Cha con đã chuyển đi ra ngoài Bắc rồi. Bà ngoại đã già không thể đi được.”

Nói sao nàng tin vậy. Mỗi lần nhớ ông, nàng lại mang hình hai cha con ra ngắm. Tấm hình nàng đã mang theo khi đi vượt biên.

Sống chung đụng trong cùng một mái nhà. Điều làm cho nàng ghê tởm, xấu xa, bỉ ổi nhất là anh chàng Mỹ kia cứ nhởn nhơ mặc quần lót đi trong phòng khách. Có lần hắn đã dám xàm xở ôm nàng xờ xoạng khi không có mẹ ở nhà. Từ đó nàng đã bỏ nhà đi sang tiểu bang khác, chỉ biết học và làm việc tự lo cho bản thân, lâu lâu hỏi thăm mẹ qua điện thoại công cộng.

Vào một ngày, khi điện thoại về thăm mẹ, được bà báo cho biết: Cha đã chết trong tù!

Mọi vật như xụp đổ. Nguồn hy vọng bám víu cuối cùng cũng không còn. Thế là hế!

Nàng đã khóc đến khô cả nước mắt, cuộc sống như tẻ nhạt, chán chường không còn tha thiết gì nữa! Nàng chỉ biết vùi đầu vào sách vở cho quên nỗi buồn, và phải chiến đấu, chiến đấu, cứng cáp như những con cào cào xanh mà cha nàng khi còn sống hằng mong mỏi. Cuối cùng nàng cũng lấy được mảnh bằng chuyên khoa giải phẩu.

Qua tin tức báo chí. Bác sĩ Trần được biết các sĩ quan tù cải tạo được chính phủ Mỹ cứu xét cho định cư tại Hoa kỳ theo chương tình HO. Không hiểu sao nàng hồi hộp lạ thường.

Rồi quyết định bỏ miền đông tuyết phủ, trở về với nắng ấm Cali.

Hôm nay là ngày lễ Thanksgiving day, nàng muốn đi ra biển. Không phải để tắm hay hóng gió mà nàng muốn làm một công việc, công việc này nàng đã dự tính từ lâu nhưng vì qúa bận rộn nên không thể thực hiện được. Nhân ngày lễ tạ ơn nàng phải làm điều gì để nhớ ơn cha. Nàng sẽ thắt thật nhiều, thật nhiều con cào cào thả xuống biển, để chúng mang lời cầu nguyện của nàng đến người cha thân yêu. Nàng tin tưởng rằng ở nơi xa xăm vĩnh cửu nào đó cha nàng sẽ nhận được lời khấn nguyện này. Nàng rủ bác sĩ Hải (vị hôn phu) cùng đi chơi biển. Chàng rất thích thú lẫn ngạc nhiên về lời yêu cầu này, khác với bản tính trầm lặng không thích nơi ồn ào của nàng từ trưóc đén giờ, bèn okay chấp nhận liền.

Trong khi chờ đợi vị hôn phu đi mua thức ăn. Nàng dã kiếm đựợc khá nhiều lá dừa xanh, cẩn thận chau chuốt tước từng lá và bắt đầu thắt những con cào cào. Nàng để hết tâm trí vào công việc, chìm đắm trong niềm thương nhớ cha.

Ngoài kia. Sau khi đã mua thức ăn, trên đường trở về chỗ cũ nơi bãi biển, chàng thấy một đám con nít đang vây chung quanh một cụ già Việt-Nam, trên tay đứa nào cũng cầm một con cào cào, thấy hay hay chàng cũng xin một con.

Vừa đi vừa ngắm con cào cào, chàng cảm thấy nó rất đẹp và còn có vẻ oai phong nữa. Chàng sẽ cho vị hôn thê, chắc nàng sẽ thích thú lắm! Về đến nơi. Thật, chàng không thể tin vào mắt mình, nàng cũng đang thắt…..con cào cào.

“Em đang làm gì vậy.”
“Thắt con cào cào.”
Chàng cầm con cào cào mới xin được, vẫy vẫy trước mặt nàng.
“Anh cũng có một con.”

Nhìn con cào cào, mặt nàng tái mét, hỏi dồn:

“Ở đâu anh có nó?”

Chàng chỉ về hướng đám trẻ:

“Một cụ già Việt-nam cho anh.”

Chẳng nói chẳng rằng, nàng nắm tay chàng chạy như bay về hướng chỉ. Một ông già, tóc bạc qúa nửa. đeo cặp kiếng lão, Hai tay đang thoăn thoắt thắt những con cào cào. Dù thời gian, tuổi tác có thay đổi, nhưng với hình dáng kia, nét mặt kia đã in sâu vào tâm khảm, nàng không thể nhầm được, chính là cha nàng. Qúa xúc động, nàng ngất xỉu.

Sự việc xẩy ra qúa đột ngột, bác sĩ Hải hoảng hốt la cầu cứu. Ông Sinh (vâng, chính ông Sinh) ở vị trí gần nhất nghe tiếng hét vội vàng nhào tới. Ông vội thọc tay vào túi quần lấy lọ dầu xanh thoa lên hai thái dương cô gái, giựt tóc mai, giựt gân cổ. Bỗng người ông run lẩy bẩy, tim như muốn ngừng đập, khi ông thấy nốt ruồi son trên cổ cô gái, trên tay cô còn nắm chặt con cào cào. Như có linh tính, ông định thần nhìn kỹ khuôn mặt thiếu nữ. Ông gào lên trong tiếng nức nở, nghẹn ngào:
“Trời ơi! Mai….Mai, con tôi.”

Cũng vừa lúc xe cứu thương tới nơi, đưa bệnh nhân lên xe. Ông Sinh, bác sĩ Hải cũng vội vàng leo lên theo. Cầm tay con gái, lòng ông Sinh bồi hồi xúc động, ông không nghờ gặp con trong hoàn cảnh này. Hai hàng nước mắt ngắn, dài chẩy trên hai gò má nhăn nheo. Nhưng ông cảm thấy sung sướng và ấm áp vô cùng.

Tin bác sỹ Trần thị Mai gặp lại được cha già sau hai mươi năm xa cách đã loan truyền khắp trong bệnh viện, một vụ trùng phùng đầy đau thương, thích thú, khiến ai cũng mủi lòng.  Hôm nay nhà bác sỹ Mai thật đông đảo khách tới thăm, bạn bè, thân hữu nghe tin mang hoa tới chúc mừng. Trong mấy năm qua , bây giờ mọi người mới thấy được nét tươi vui, rạng rỡ thực sự trên khuôn mặt u sầu của vị bác sỹ mà họ mến yêu. Nhưng người sung sướng nhất vẫn là bác sỹ Hải.

Dương Thịnh

Đăng tải tại Tin Tuc Nội Bộ | Chức năng bình luận bị tắt ở Truyện ngắn: Con cào bằng lá dừa. (Diễn Đàn Việt Thức)

Hồn Ma Lính Ngụy – Chuyện kể lại của một cán binh cộng sản.

MỘT CÂU CHUYỆN KỲ LẠ CÓ THẬT.

Nay được rảnh, xin kể cho mọi người nghe tiếp một câu chuyện nhỏ, thời điểm khi nó xảy ra là năm 1965 tại một địa danh nổi tiêng của Việt Nam: Play me huyện Chư Prong, Gia Lai.

download (1)

Tôi có anh bạn thân, hiện công tác tại bộ tư lệnh CSCĐ Đông Nam Bộ ở Gia Lai, một lần vào năm 2013 lúc tôi đang ở Sài Gòn, bạn lái xe từ Gia Lai xuống để rủ tôi ra sân bay đón cha bạn từ Hà Nội vào chơi, lúc đó cha bạn sức khoẻ còn khá khá một chút, ông là một thương binh nặng và đã mất năm 2018.

Trên đường về lại Gia Lai, thấy bạn không rẽ về thành phố ngay mà đi theo hướng khác, tôi thắc mắc..bạn chỉ nói nhỏ; Đưa cụ đi thăm “cố nhân” anh ạ..gần 30 năm nay gần như năm nào nếu khoẻ là trước tết cụ cũng vào đây, thăm con cháu là phụ thôi, còn cụ đi thăm lại chiến trường và “cố nhân” của cụ là chính.

Ông cụ cha bạn ngồi trên xe, loay hoay mở ba lô, va li, túi chéo..tìm và soạn sửa những món đồ.

Tôi khá ngạc nhiên và tò mò về những thứ ông cụ đang lôi ra từ trong hành lý của mình…vài gói thuốc lá, bịch thuốc lào khá lớn cùng một chai rượu to ông mua khi xe vừa ra khỏi sân bay một đoạn, một hộp cơm thịt kho hột vịt và cả trái khổ qua nhồi thịt, một chiếc quẹt zippo cổ lỗ và chai dầu gió nhỏ xíu có dáng giống như cây đàn ghi ta.., chiếc bật lửa và chai dầu gió được gói riêng.

Ông cụ ngồi trầm tư gần như suốt con đường từ Gia Lai lên Chư pông..im lặng nhìn qua cửa xe, thỉnh thoảng ông lại ngoái đầu lại khi xe qua những ngã ba, những khúc cua, những cây cổ thụ..

Xe rẽ vào con đường mòn lên phía mạn nam sông Ia Drang, gần chân rặng Chư Pông hùng vĩ chừng gần 20 cây số thì dừng lại.

Tới khoảng rừng thưa người dân thả bò rất nhiều, tìm một gốc cây kơ nia khá to ông cụ chậm rãi rải tấm ni lông và bày biện tất cả những món mà trên xe ông đã loay hoay soạn sửa, chúng tôi giúp cụ đốt một bó nhang to và cắm xuống nơi gốc cây rồi cụ ngồi gục đầu im lặng rất lâu..

Cuối cùng chúng tôi giúp ông đốt hết những điếu thuốc lá, bịch thuốc lào, rồi ông uống một nút chai rượu và mở nắp đổ hết chai rượu ra xung quanh..

Mắt ông đỏ hoe, hai giọt nước mắt đục lờ chảy xuống từ khoé mắt vị Tướng già khiến tôi nghẹn ngào.

Ông rẽ vào nghĩa trang liệt sĩ thắp nhang, và một nghĩa trang nữa..điều khiến tôi thắc mắc là nghĩa trang đó là một nghĩa trang của những người lính Việt Nam Cộng Hoà…

Chúng tôi cùng đứng nghiêm trước những ngôi mộ vô danh và giơ tay chào theo phong cách nhà binh.

Nếu ai chứng kiến cảnh đó hẳn sẽ khá lạ lùng, khi những sĩ quan Cộng sản cùng giơ tay chào những nấm mộ vô danh của những người lính Cộng Hoà….

download (2)

Đêm đó, tôi được nghe ông kể lại câu chuyện lạ lùng của cuộc đời ông, câu chuyện đó đã cho ông còn có ngày hôm nay, và nó cũng thay đổi quan điểm và suy nghĩ của ông từ sau khi nó sảy ra..

Năm 1965 ông chỉ huy một đơn vị thuộc trung đoàn 66 (trung đoàn Play me cũ), mặt trận B3 ( Bộ tư lệnh mặt trận Tây Nguyên) do tướng Nguyễn Hữu An là tư lệnh chỉ huy chính, đánh trận Play me nổi tiếng lịch sử.

Tại bãi X- ray, đơn vị ông chạm trán với tiểu đoàn kỵ binh số 1 của Mỹ, trong trận chiến khốc liệt nhiều ngày đêm giành nhau từng gốc cây, ngọn cỏ với vô vàn xương máu..đơn vị ông bị vây, ông cùng một một nhóm cả sĩ quan, lính thông tin cùng liên lạc bị cô lập..

Ông nhớ rõ, lúc đó tầm trung tuần tháng 11, trời có trăng suông mờ mờ, trong lúc mất phương hướng và nguy hiểm cận kề thì có một người lính lổm nhổm vừa bò vừa lom khom trước mặt các ông, miệng gọi; Mau theo tôi..

Đạn dược không còn nhiều, và tất cả đều bị thương cả nặng và nhẹ, nguy cơ bị tiêu diệt hay bắt sống chỉ còn trong gang tấc, các ông đành phó mặc cho may rủi, nhưng lạ thay tất cả thoát khỏi vòng vây tứ bề rất lạ lùng..

Tới gần sáng khi thoát khá xa vòng vây của đối phương, khi cùng nằm thở dốc ở một khe núi hẹp, ông cùng liên lạc mới khẽ hỏi người lính kia ; Cậu tên gì, ở đơn vị nào vậy??

Anh lính im lặng không nói gì chỉ cười, dưới ánh trăng mờ, gương mặt người lính đen sì khắc khổ, bụi đất và khói súng..chỉ hàm răng trắng lạ lùng, anh nói; Qua hết khe này là tới bên các ông rồi, các ông đi đi không lát nữa pháo kích toàn khu vực này đó..

Dù quá mệt và bị thương nhưng cả hai ông đều bàng hoàng khi nghe câu “Bên các ông” từ miệng người lính kia phát ra..

Và chợt người lính kia đứng thẳng dậy với một thân hình tả tơi và..không còn lành lặn, với bộ quần áo rằn ri loang lổ..anh bước đi xiêu vẹo và như tan biến trước mặt các ông đang há hốc miệng ngơ ngác…

Bàng hoàng một lúc khá lâu, liên lạc của ông mới lắp bắp nói; Ma lính nguỵ anh ơi, lúc nãy khi bò sau họ em có nghe họ nói kiểu như nói giỡn…qua tới bên bển là thắng rồi, nhớ trả công tôi dĩa cơm hột vịt nha, lâu quá rồi thèm…rồi nghe họ cười khì khì nữa…

Năm người nhóm các ông khi đó thì sau đó hy sinh hai người, còn ba người trở về khi hoà bình, một ông mất năm 99, còn một ông thường hay cùng ông mỗi dịp cuối năm vào nơi này thắp nhang cũng đã mất năm 2011, chỉ còn lại mình ông với câu chuyện lạ lùng được ông giữ kín, nếu không cùng đi với ông và bạn tôi thì chắc tôi cũng không thể biết câu chuyện và được chính người trong cuộc kể lại.

Chiếc bật lửa và chai dầu gió nhặt ở Play me khi ông mất, theo di nguyện của ông, bạn tôi đã chôn theo ông.

Đó là kỷ vật ông nhặt từ xác những người lính phía bên kia.

336385221_736355911362903_4433681309504292188_n

Chiến tranh và chết chóc đã lùi xa, hơn 40 năm rồi, những vết thương cũng đã lành dần, những nỗi đau cũng đã nguôi ngoai..dù nơi nào đó nó vẫn còn âm ỉ.

Xin hãy khép lại quá khứ đau thương, và sống cho tương lai và ngày mai, đừng đào bới sâu thêm nỗi đau từ quá khứ.

Tôi vẫn cúi đầu và giơ tay chào trước bất cứ ngôi mộ người lính nào, vì họ đều là người Việt Nam quê hương của tôi.

Với riêng bản thân tôi, thì tôi luôn trân trọng những người lính, dù họ ở bất cứ phe nào, màu áo nào..vì dù có thế nào đi nữa họ cũng là người Việt Nam máu đỏ da vàng.

Những người lính không có tội.

Chỉ là “Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách” mà thôi.

Theo Người Kể Chuyện/Ls Bình Lê

Đăng tải tại Tin Tuc Nội Bộ | Chức năng bình luận bị tắt ở Hồn Ma Lính Ngụy – Chuyện kể lại của một cán binh cộng sản.

Mẹo Cải Thiện Trí Nhớ và Bệnh Alzheimer (ST)

Mẹo Cải Thiện Trí Nhớ 

                     Hiện Tượng Mất Trí Nhớ Và Bệnh Alzheimer
BS Hồ Ngọc Minh
benh-alzheimer-f
Tình trạng mất trí nhớ (dementia) thường xảy ra cho người già, nhưng không phải mọi người khi già đều mất trí nhớ.Nhiều người tưởng lầm là sự mất trí nhớ và bệnh Alzheimer cùng là một thứ bệnh, nhưng thật ra không phải như vậy.
Trung bình chỉ có 10% số người trên 65 tuổi bị bệnh Alzheimer, nhưng cho những cụ trên 85, tỷ số là 1/3. Hiện nay, theo ước tính, có khoảng năm triệu người Mỹ trên 65 tuổi bị bệnh Alzheimer và trên toàn thế giới có khoảng 35.6 triệu người bị mất trí nhớ.
Nói đúng ra, trí nhớ của tất cả mọi người đều không hoàn hảo. Có những dữ kiện chúng ta tưởng là nhớ đúng 100% nhưng trên thực tế theo thời gian, trí nhớ bị phai mờ với những “lỗ hổng”. Bộ não chúng ta sẽ tìm cách điền vào những “chỗ trống” đó bằng những hư cấu không có thực hay không chính xác. Vì thế khi chúng ta lớn tuổi, chuyện giảm trí nhớ xảy ra cho tất cả mọi người, nhưng mức độ và tốc độ suy sụp tùy theo bản chất của mỗi cá nhân. Riêng những người bị Alzheimer, tốc độ suy sụp rất nhanh, có khi trong vòng vài tháng đã thấy sự khác biệt.
Thế thì, những dấu hiệu khác biệt đó là gì?

Hầu hết các sách y khoa đều nói rằng dấu hiệu sớm nhất của bệnh Alzheimer là mất trí nhớ. Khổ nỗi là sự mất trí nhớ không xảy ra qua đêm trong thời gian đầu nên rất khó mà nhận biết. Mà nếu có chút lãng trí xảy ra thì thường bị bỏ qua, hay bị người thân phán cho những chữ như “già rồi, lẩm cẩm” là xong câu chuyện.

Một khi sự mất trí nhớ xảy ra có thể nhận thấy được thì thường là quá trễ. Người có triệu chứng Alzheimer thường bắt đầu lặp lại những câu chuyện hay câu hỏi nhiều lần và bất chợt. Ví dụ, có khi họ đang nói chuyện thời năm 1975, đùng một cái nhảy qua nói chuyện đánh football năm 2015, rồi quay lại thời cụ Diệm bị đảo chánh và vài ngày sau lại nhắc lại những chuyện đó.
Hoặc, họ có vấn đề theo dõi câu chuyện của người khác. Ví dụ người ta đang bàn chuyện đám cưới, người có vấn đề lại “đóng góp” chuyện lính Mỹ đổ bộ ở Normandy! Nghĩa là, nhớ đâu nói đó, không có thứ tự. Không nên nhầm lẫn với thói quen suy nghĩ của người bệnh. Đa số, thường bị bỏ qua là “lâu nay tánh vẫn thế!”.

Cùng lúc với chuyện lãng trí, quên chỗ này, chỗ kia, dấu hiệu sớm nhất của bệnh Alzheimer là việc đi đứng không vững và hay té ngã. Dĩ nhiên là khi người lớn tuổi, hay bị té ngã có thể do nhiều nguyên do khác nhau đưa đến, nhưng không nên bỏ qua mà phán cho câu “già yếu nên như vậy”. Có người đang ngồi trên ghế vẫn bị té lăn quay xuống đất vì không giữ được thăng bằng, như vậy không phải hoàn toàn là yếu! Người bị Alzheimer thường có dáng đi như lê lết trên mặt đất như chim cánh cụt.
Họ không nhấc được bàn chân khỏi mặt đất và hai chân thường hay bị quíu, như không biết chân nào phải bước trước và chân nào theo sau. Có khi họ như lúng túng muốn bước hai chân tới trước cùng một lúc. Đó là lý do tại sao họ dễ bị té.
Ngoài ra, lý do dễ mất thăng bằng, và hay bị té là khả năng nhìn vật thể chung quanh theo định thức không gian 3 chiều không còn chính xác nữa. Thí dụ cái bàn, cái ghế có thể bị nhìn méo đi, hay khoảng cách ước lượng từ điểm A đến điểm B không còn đúng nữa.

Khoa học vẫn chưa tìm ra gene di truyền gây ra bệnh Alzheimer. Người ta đã tìm khắp bộ DNA của con người và ghi nhận được 33 điểm khả nghi. Tuy nhiên những người có gene apolipoprotein E (APOE) ở trên nhiễm sắc thể số 19 sẽ có nguy cơ tăng cao. Ngoài ra nguy cơ có thể thay đổi qua sự tương tác giữa gene và môi trường.

Căn nguyên của bệnh Alzheimer là do những vẩy (plaques) chung quanh tế bào não, tương tự như vẩy đóng trong mạch máu.
Khác với vẩy cholesterol trong máu, những vẩy trong não này được tạo thành bởi chất protein. Những vẩy protein như những chất cách điện, hệ quả là những tín hiệu được truyền đi từ một tế bào thần kinh nầy đến tế bào khác bị ngăn chặn. Hiện tượng cách ly này không chỉ xảy ra giữa tế bào này với tế bào khác mà còn ở ngay trong tế bào thần kinh, như những chùm tơ nhện, gọi là “tangles of Tau protein”. Ngoài việc cách ly sóng điện, những vẩy protein còn tiết ra chất độc để hủy diệt tế bào thần kinh, vì thế não bộ dần dần teo nhỏ lại.

Hiện tượng đóng vẩy không xảy ra qua đêm mà kéo dài có khi cả chục năm trước khi triệu chứng đầu tiên xuất hiện. Nói cho dễ hiểu, “người thường” không có bệnh Alzheimer cũng bị đóng vẩy trong não chút đỉnh khi… già yếu. Nhưng đối với người có bệnh, tốc độ suy sụp, đổ dốc sẽ rất nhanh.
Dĩ nhiên, triệu chứng mấu chốt của bệnh mất trí nhớ phải là sự mất khả năng tư duy, khả năng nhớ, nhưng những triệu chứng khác do sự suy yếu của não bộ đưa đến, ví dụ như khả năng nói và vệ sinh cá nhân sẽ xảy ra cùng lúc, chứ không theo thứ tự.
Như thế, sự suy yếu xảy ra một cách toàn bộ, từ trí nhớ, đến suy yếu thị giác và khả năng giữ thăng bằng.

Khi bệnh càng nặng, người bệnh sẽ mất khả năng tư duy, không còn nhận biết người quen, không nhớ những chuyện mới xảy ra gần như tức thì.
Họ sẽ có vấn đề hiểu câu hỏi, sử dụng từ ngữ để diễn tả hay tốn nhiều thì giờ để trả lời một câu hỏi có khi rất đơn giản.
Khuôn mặt như khờ đi, không biểu lộ được cảm xúc. Họ mất khái niệm về thời gian và không gian.
Tâm tính của người bị mất trí nhớ cũng thay đổi, có khi họ trở nên trầm cảm, cô đơn nhưng có lúc hung dữ, bướng bĩnh vì trong tư duy hạn hẹp, không ai hiểu được họ.

Cuối cùng là mất luôn khả năng vệ sinh cá nhân như tiểu tiện và đại tiện. Người bệnh chỉ nhận biết được một vài người thân săn sóc cho họ. Khi thiếu những người này, hay khi phải rời xa những môi trường quen thuộc, thường sẽ bị kích động những cơn sợ khủng hoảng tinh thần, gọi là panic attacks, làm cho họ cứng người đi, càng dễ bị té ngã thêm.

Trong phạm vi bài viết này, tôi không đi sâu vào việc chẩn bệnh và thuốc chữa trị. Tuy nhiên, dựa trên những kiến thức cơ bản ở trên, tôi hy vọng bạn đọc có thể phát hiện ra bệnh tình của người thân và đưa họ đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
Nên nhớ tất cả các loại “thuốc chữa” hiện nay không có khả năng chữa dứt bệnh mà chỉ làm cho tốc độ phát triển của bệnh chậm đi. Và nếu thuốc chữa càng sớm thì phẩm chất đời sống của bệnh nhân cũng như của người thân săn sóc cho bệnh nhân sẽ đỡ khổ hơn nhiều.
Nói chung, mọi người khi lớn tuổi đều có nguy cơ bị mất trí nhớ. Để giảm bớt nguy cơ bị mất trí nhớ, một số biện pháp cần thực thi ngay từ bây giờ:
Trước hết, bạn phải có một chế độ ăn uống cân bằng, điều độ, nhiều rau trái, tập thể dục đều đặn, như đi bộ ba tới năm giờ mỗi tuần, và ngủ đủ tám tiếng mỗi ngày.
Ngủ đêm không đủ thì tranh thủ ngủ ngày! Những người ngủ đầy đủ và có ngủ trưa thường sống lâu và ít bị mất trí nhớ.

1. Học khiêu vũ:
Ta nói nôm na là tập… “nhảy đầm”. Nghiên cứu đăng trên tờ New England Journal of Medicine năm 2003 cho biết khiêu vũ vừa là một môn thể dục thể thao, vừa là một trò chơi đòi hỏi suy nghĩ, tiến thoái trong mỗi bước.
Khi khiêu vũ, lượng máu không những chỉ dồn về bắp thịt mà còn đổ về phía não bộ nhiều hơn vì khiêu vũ đòi hỏi cả thể lực lẫn trí tuệ.

2. Học chơi một thứ nhạc cụ hoặc nghe nhạc:
Nhiều nghiên cứu cho thấy người chơi nhạc cụ trên 10 năm sẽ có trí nhớ tốt hơn một người không chơi nhạc. Trong trường hợp bạn không có đủ thời giờ hay năng khiếu âm nhạc, nên tập nghe và thưởng thức âm nhạc.

3. Học một ngôn ngữ khác:
Một nghiên cứu đăng trên tờ Neurology năm 2013 cho biết những người nói thông thạo hai thứ tiếng, khả năng bị mất trí nhớ chậm đi bốn năm rưỡi so với người chỉ biết một thứ tiếng.

4. Học đánh cờ hay chơi video game:
Một nhiên cứu của Pháp năm 2013 cho thấy những ai chơi cờ, hay chơi các loại game như bingo, xì lát, poker… (nhưng đừng ghiền quá, và cũng tránh “ngồi computer” hay TV nhiều nhé), khả năng bị mất trí nhớ giảm đi 15%.

5. Đọc sách:
Không cần phải đọc nhiều, nhưng khi đọc sách nên bỏ thì giờ suy nghĩ, nghiền ngẫm nội dung của sách, truyện. Đọc truyện mới lạ có lợi hơn là đọc chuyện cũ đã biết. Đừng đọc Thiên Long Bát Bộ hay Tam Quốc Chí đến lần thứ 10!

6. Chú tâm làm một việc cho xong, đừng ôm đồm nhiều thứ vô một:
Người chú tâm làm xong một việc ít bị lãng trí hay mất trí nhớ hơn người làm hai ba việc cùng một lúc. Ví dụ khi ăn thì đừng xem TV! Ngoài ra nên biết dùng thời giờ một cách hữu hiệu.

7. Học đan, may vá, hay làm vườn:
Khảo sát thống kê năm 2013 cho biết những người có những thú vui kể trên, trí óc minh mẫn hơn những người không có “thú vui ” để tiêu khiển.

8. Sống có mục đích:
Sống lạc quan, yêu đời và có giao thiệp với bạn bè người thân làm bớt tình trạng cô độc, sầu muộn.

9. Tập viết:
Viết văn, viết truyện, viết thơ cho bạn bè, viết nhật ký, viết hồi ký… làm giảm khả năng mất trí nhớ về sau.

10. Cuối cùng, tập làm việc nhà:
Nên bắt đầu từ hôm nay, bất kỳ ở lứa tuổi nào. Không nên đợi tới 60, 70 mới lo ngăn ngừa mất trí nhớ!
BS Hồ Ngọc Minh

images (2)

Những người làm lụng chân tay, làm việc trong nhà ít bị mất trí nhớ hơn người ngồi một chỗ xem TV hay nhìn “bóng câu qua
khung cửa sổ”.
Nói chung là phải tích cực “động não”. Tất cả các hoạt động trên .

Đăng tải tại Tin Tuc Nội Bộ | Chức năng bình luận bị tắt ở Mẹo Cải Thiện Trí Nhớ và Bệnh Alzheimer (ST)

Chúc Mừng Sinh Nhật anh Trưởng K1

Đăng tải tại Tin Tuc Nội Bộ | Chức năng bình luận bị tắt ở Chúc Mừng Sinh Nhật anh Trưởng K1

Video Thăm lại Huế Xưa – NCV

Thân tặng bạn TPK nhân chuyến gia đình bạn về thăm lại Cố Đô.

Đăng tải tại Tin Tuc Nội Bộ | Chức năng bình luận bị tắt ở Video Thăm lại Huế Xưa – NCV

Về với Huế – Thơ TPK

VỀ VỚI HUẾ

hue

Huế của ta là miền đất tản
Lớn lên rồi tản mát khắp nơi
Có người xa tận phương trời
Xa miền Hương Ngự đầy vơi vui bụồn.

Có những đêm mưa tuôn gợi nhớ
Nhớ Huế mình nức nở canh thâu
Mưa rơi dai dẳng âu sầu
Trường Tiền bàng bạc đượm màu hơi sương

Nhớ thật nhiều Sông Hương thơ mộng
Nước trong xanh lồng lộng gió chiều
Hàng tre soi bóng cô liêu
Soi tà áo tím mỹ miều Cố Đô

Núi Ngự Bình điểm tô cho Huế
Xa Huế rồi đâu dễ phôi pha
Thông reo ru giấc an hòa
Chở che dân Huế bao mùa loạn ly

Đường tha hương cứ đi đi mãi
Rồi giờ đây bạc mái tóc xanh
Không về thăm Huế sao đành
Ngàn năm êm ả như tranh lụa mềm

Về để thỏa nỗi niềm mong nhớ
Nơi chôn nhau của thuở đầu đời
Mẹ cha ôm ấp một thời
Nuôi cho khôn lớn giữa trời Thần Kinh.

TPK

Đăng tải tại Tin Tuc Nội Bộ | Chức năng bình luận bị tắt ở Về với Huế – Thơ TPK

Bài Thơ Không Tên của Cố TT Nguyễn Văn Thiệu

MỘT BÀI THƠ KHÔNG TÊN

(Tác giả: cố Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu)

335261835_5506654112769758_4449662548302687806_n

Tôi Tổng thống giữa Giáo Đường đổ nát
Như người con tìm về mái nhà xưa
Khói lửa chiến chinh, tội ác chẳng chừa
Dù Thánh địa La Vang, đài Đức Mẹ.
Ngự trên cao, Chúa cũng buồn lặng lẽ
Trời về chiều vắng vẻ, vạc kêu thương
Hồn anh linh dờ dật những đêm trường
Người chiến sĩ quên mình vì Tổ Quốc.
Máu của họ thấm sâu vào mạch đất
Thịt cùng xương trộn lẫn với non sông
Những người con của nòi giống Lạc Hồng
Đã hòa hợp vào linh hồn đất Việt.
Lời cầu nguyện cho những trang anh kiệt
Mãi nằm đây, trên đất Quảng Trị này
Và những người đang chiến đấu hăng say
Xin nhậm lấy lời con đang cầu khấn.
Đến với Chúa, tôi mang vòng tang trắng
Của trẻ thơ và goá phụ khóc chồng…
Cùng đồng bào chạy giặc khắp non sông
Nếu trừng phạt, Martino tôi xin gánh chịu.

P/s:

Bài thơ trên là của Martino Nguyễn văn Thiệu.
Một lần ra tận chiến trường Quảng Trị khốc liệt, Tổng Thống đã đến Nhà Thờ La Vang đổ nát để cầu nguyện. Sau đó, Tổng thống đã viết vào quyển nhật ký của Ngài bài thơ trên.

Nguồn: Yến Ngọc Hải Âu

Đăng tải tại Tin Tuc Nội Bộ | Chức năng bình luận bị tắt ở Bài Thơ Không Tên của Cố TT Nguyễn Văn Thiệu

Bản tin ngắn của Bửu Hồng từ VN

BẢN TIN NGẮN CỦA BỬU HÔNG TỪ VIỆT NAM

Tin Thứ 1:
Bửu Hông vừa cho biết bạn Trần Bửu đã phải vô lại bệnh viện rồi, chưa có chi tiếc gì thêm.

334990151_1515713925620320_8083524523077476334_n

Tin Thứ 2:
Vợ chồng Bửu Hồng đã trao tận tay cho chị Vỏ thị Hiền phu nhân của Trương Hè $750, số tiền còn lại trong project hỗ trợ vợ Trương Hè mà chúng ta đã thu quyên được trước đây.
Cám ơn bạn Bửu Hồng và chúc hai bạn có những ngày vui và hạnh phúc tại quê nhà.
334903535_464028875854575_3387114842909768238_n334984590_594841709331398_9079904591665832056_n

Đăng tải tại Tin Tuc Nội Bộ | Chức năng bình luận bị tắt ở Bản tin ngắn của Bửu Hồng từ VN

Cựu Thiếu tá Biệt Đội Thiên Nga Nguyễn Thanh Thủy.

Mời các bạn nghe Cựu TT BĐT Thiên Nga Nguyễn Thanh Thủy tâm sự.

Đăng tải tại Tin Tuc Nội Bộ | Chức năng bình luận bị tắt ở Cựu Thiếu tá Biệt Đội Thiên Nga Nguyễn Thanh Thủy.

Sưu tầm : 3 Liều thuốc hạnh phúc lúc cuối đời

3 “Liều Thuốc” Hạnh Phúc
Lúc Cuối Đời Của Vị Tỷ Phú

hanh-phuc-la-gi-700

Đời người tựa giấc chiêm bao, giàu sang phú quý, khi chết đi cũng chẳng mang theo được thứ gì. Nếu bạn vẫn đang đọc được những dòng chữ này, hãy thử nghĩ xem, điều gì mới thực sự nên trân trọng?

Có một tỷ phú sống trong căn biệt thư xa hoa. Nhưng một ngày kia mắc bệnh hiểm nghèo, ông chợt nhận ra rằng tất cả những danh vọng, tiền tài và vật chất, thực ra đều hư ảo như mây khói.

Vì lo sợ sẽ không sống được bao lâu nữa, ông bèn tìm đến một vị danh y để xin lời khuyên.

Sau khi bắt mạch, danh y nói với ông rằng: “Bệnh của ông ngoài cách này ra thì không thuốc nào có thể chữa khỏi. Tôi sẽ kê cho ông ba đơn thuốc, ông cứ theo đó mà làm, hết đơn thứ nhất thì chuyển sang đơn tiếp theo”.

Vị tỷ phú về nhà, trong lòng phấp phỏng hy vọng. Ông lấy đơn thuốc đầu tiên ra và đọc: “Hãy đến một bãi biển và nằm đó khoảng 30 phút, làm liên tục như vậy 21 ngày”.

Mặc dù thấy khó hiểu, nhưng ông vẫn quyết định ra bờ biển. Ông lang thang một vòng rồi ngả lưng nằm trên bãi cát. Bất chợt một cảm giác nhẹ nhàng và khoan khoái vô cùng bao trọn thân thể ông.

Vì trước đây công việc bận rộn nên ông không có cơ hội nghỉ ngơi. Nay ông có thể tĩnh tâm lại để lắng nghe tiếng gió thổi vi vu, tiếng sóng biển rì rào hòa lẫn với tiếng kêu thánh thót của đàn hải âu gọi bầy… Trái tim ông bỗng thổn thức, chưa bao giờ ông có được cảm giác thoải mái như bây giờ.

Ngày thứ 22, ông mở đơn thuốc thứ hai, trong đó viết: “Hãy tìm 5 con cá hoặc tôm rồi thả chúng xuống biển, liên tục như vậy trong 21 ngày”.

Trong lòng ông đầy rẫy những băn khoăn, nhưng vẫn cặm cụi đi mua tôm cá rồi thả chúng ra biển. Ngắm nhìn từng con vật bé nhỏ được trở về với biển khơi, trong lòng ông không nén nổi nỗi xúc động.

Ngày thứ 43, ông đọc đơn thuốc thứ ba: “Tìm một cành cây và viết những điều khiến ông cảm thấy không hài lòng lên bãi cát”.

Nhưng khi ông vừa viết xong, thủy triều lại cuốn tất cả xuống biển. Ông lại viết, sóng lại cuốn đi, lại viết, lại cuốn đi, rồi lại viết, và lại cuốn đi… ông bật khóc nức nở vì chợt hiểu ra tất cả.

Khi về nhà ông cảm thấy toàn thân nhẹ nhàng, tinh thần chưa bao giờ thoải mái và tự tại đến thế, thậm chí ông cũng không còn sợ cái chết nữa.

Thì ra con người ta chỉ cần học được 3 điều trên thì sẽ vui vẻ hạnh phúc:

Thứ nhất: Nghỉ ngơi
Thứ hai: Cho đi
Thứ ba: Buông xuống

Tham lam là một liều thuốc độc, và dục vọng là con dao hai lưỡi; có một cuộc sống ổn định rồi vẫn muốn theo đuổi sự thoải mái; có cuộc sống thoải mái rồi lại muốn hưởng thụ những vật chất xa hoa…

Nếu dục vọng không có điểm dừng thì con người vĩnh viễn không bao giờ cảm thấy đủ, không bao giờ cảm thấy thỏa mãn, và cũng không bao giờ tìm kiếm được niềm vui. Hãy trân trọng những gì bạn đang có, bạn sẽ thấy rằng bản thân mình là người giàu có nhất trên cõi đời này.

Đăng tải tại Tin Tuc Nội Bộ | Chức năng bình luận bị tắt ở Sưu tầm : 3 Liều thuốc hạnh phúc lúc cuối đời