Mẹo Cải Thiện Trí Nhớ và Bệnh Alzheimer (ST)

Mẹo Cải Thiện Trí Nhớ 

                     Hiện Tượng Mất Trí Nhớ Và Bệnh Alzheimer
BS Hồ Ngọc Minh
benh-alzheimer-f
Tình trạng mất trí nhớ (dementia) thường xảy ra cho người già, nhưng không phải mọi người khi già đều mất trí nhớ.Nhiều người tưởng lầm là sự mất trí nhớ và bệnh Alzheimer cùng là một thứ bệnh, nhưng thật ra không phải như vậy.
Trung bình chỉ có 10% số người trên 65 tuổi bị bệnh Alzheimer, nhưng cho những cụ trên 85, tỷ số là 1/3. Hiện nay, theo ước tính, có khoảng năm triệu người Mỹ trên 65 tuổi bị bệnh Alzheimer và trên toàn thế giới có khoảng 35.6 triệu người bị mất trí nhớ.
Nói đúng ra, trí nhớ của tất cả mọi người đều không hoàn hảo. Có những dữ kiện chúng ta tưởng là nhớ đúng 100% nhưng trên thực tế theo thời gian, trí nhớ bị phai mờ với những “lỗ hổng”. Bộ não chúng ta sẽ tìm cách điền vào những “chỗ trống” đó bằng những hư cấu không có thực hay không chính xác. Vì thế khi chúng ta lớn tuổi, chuyện giảm trí nhớ xảy ra cho tất cả mọi người, nhưng mức độ và tốc độ suy sụp tùy theo bản chất của mỗi cá nhân. Riêng những người bị Alzheimer, tốc độ suy sụp rất nhanh, có khi trong vòng vài tháng đã thấy sự khác biệt.
Thế thì, những dấu hiệu khác biệt đó là gì?

Hầu hết các sách y khoa đều nói rằng dấu hiệu sớm nhất của bệnh Alzheimer là mất trí nhớ. Khổ nỗi là sự mất trí nhớ không xảy ra qua đêm trong thời gian đầu nên rất khó mà nhận biết. Mà nếu có chút lãng trí xảy ra thì thường bị bỏ qua, hay bị người thân phán cho những chữ như “già rồi, lẩm cẩm” là xong câu chuyện.

Một khi sự mất trí nhớ xảy ra có thể nhận thấy được thì thường là quá trễ. Người có triệu chứng Alzheimer thường bắt đầu lặp lại những câu chuyện hay câu hỏi nhiều lần và bất chợt. Ví dụ, có khi họ đang nói chuyện thời năm 1975, đùng một cái nhảy qua nói chuyện đánh football năm 2015, rồi quay lại thời cụ Diệm bị đảo chánh và vài ngày sau lại nhắc lại những chuyện đó.
Hoặc, họ có vấn đề theo dõi câu chuyện của người khác. Ví dụ người ta đang bàn chuyện đám cưới, người có vấn đề lại “đóng góp” chuyện lính Mỹ đổ bộ ở Normandy! Nghĩa là, nhớ đâu nói đó, không có thứ tự. Không nên nhầm lẫn với thói quen suy nghĩ của người bệnh. Đa số, thường bị bỏ qua là “lâu nay tánh vẫn thế!”.

Cùng lúc với chuyện lãng trí, quên chỗ này, chỗ kia, dấu hiệu sớm nhất của bệnh Alzheimer là việc đi đứng không vững và hay té ngã. Dĩ nhiên là khi người lớn tuổi, hay bị té ngã có thể do nhiều nguyên do khác nhau đưa đến, nhưng không nên bỏ qua mà phán cho câu “già yếu nên như vậy”. Có người đang ngồi trên ghế vẫn bị té lăn quay xuống đất vì không giữ được thăng bằng, như vậy không phải hoàn toàn là yếu! Người bị Alzheimer thường có dáng đi như lê lết trên mặt đất như chim cánh cụt.
Họ không nhấc được bàn chân khỏi mặt đất và hai chân thường hay bị quíu, như không biết chân nào phải bước trước và chân nào theo sau. Có khi họ như lúng túng muốn bước hai chân tới trước cùng một lúc. Đó là lý do tại sao họ dễ bị té.
Ngoài ra, lý do dễ mất thăng bằng, và hay bị té là khả năng nhìn vật thể chung quanh theo định thức không gian 3 chiều không còn chính xác nữa. Thí dụ cái bàn, cái ghế có thể bị nhìn méo đi, hay khoảng cách ước lượng từ điểm A đến điểm B không còn đúng nữa.

Khoa học vẫn chưa tìm ra gene di truyền gây ra bệnh Alzheimer. Người ta đã tìm khắp bộ DNA của con người và ghi nhận được 33 điểm khả nghi. Tuy nhiên những người có gene apolipoprotein E (APOE) ở trên nhiễm sắc thể số 19 sẽ có nguy cơ tăng cao. Ngoài ra nguy cơ có thể thay đổi qua sự tương tác giữa gene và môi trường.

Căn nguyên của bệnh Alzheimer là do những vẩy (plaques) chung quanh tế bào não, tương tự như vẩy đóng trong mạch máu.
Khác với vẩy cholesterol trong máu, những vẩy trong não này được tạo thành bởi chất protein. Những vẩy protein như những chất cách điện, hệ quả là những tín hiệu được truyền đi từ một tế bào thần kinh nầy đến tế bào khác bị ngăn chặn. Hiện tượng cách ly này không chỉ xảy ra giữa tế bào này với tế bào khác mà còn ở ngay trong tế bào thần kinh, như những chùm tơ nhện, gọi là “tangles of Tau protein”. Ngoài việc cách ly sóng điện, những vẩy protein còn tiết ra chất độc để hủy diệt tế bào thần kinh, vì thế não bộ dần dần teo nhỏ lại.

Hiện tượng đóng vẩy không xảy ra qua đêm mà kéo dài có khi cả chục năm trước khi triệu chứng đầu tiên xuất hiện. Nói cho dễ hiểu, “người thường” không có bệnh Alzheimer cũng bị đóng vẩy trong não chút đỉnh khi… già yếu. Nhưng đối với người có bệnh, tốc độ suy sụp, đổ dốc sẽ rất nhanh.
Dĩ nhiên, triệu chứng mấu chốt của bệnh mất trí nhớ phải là sự mất khả năng tư duy, khả năng nhớ, nhưng những triệu chứng khác do sự suy yếu của não bộ đưa đến, ví dụ như khả năng nói và vệ sinh cá nhân sẽ xảy ra cùng lúc, chứ không theo thứ tự.
Như thế, sự suy yếu xảy ra một cách toàn bộ, từ trí nhớ, đến suy yếu thị giác và khả năng giữ thăng bằng.

Khi bệnh càng nặng, người bệnh sẽ mất khả năng tư duy, không còn nhận biết người quen, không nhớ những chuyện mới xảy ra gần như tức thì.
Họ sẽ có vấn đề hiểu câu hỏi, sử dụng từ ngữ để diễn tả hay tốn nhiều thì giờ để trả lời một câu hỏi có khi rất đơn giản.
Khuôn mặt như khờ đi, không biểu lộ được cảm xúc. Họ mất khái niệm về thời gian và không gian.
Tâm tính của người bị mất trí nhớ cũng thay đổi, có khi họ trở nên trầm cảm, cô đơn nhưng có lúc hung dữ, bướng bĩnh vì trong tư duy hạn hẹp, không ai hiểu được họ.

Cuối cùng là mất luôn khả năng vệ sinh cá nhân như tiểu tiện và đại tiện. Người bệnh chỉ nhận biết được một vài người thân săn sóc cho họ. Khi thiếu những người này, hay khi phải rời xa những môi trường quen thuộc, thường sẽ bị kích động những cơn sợ khủng hoảng tinh thần, gọi là panic attacks, làm cho họ cứng người đi, càng dễ bị té ngã thêm.

Trong phạm vi bài viết này, tôi không đi sâu vào việc chẩn bệnh và thuốc chữa trị. Tuy nhiên, dựa trên những kiến thức cơ bản ở trên, tôi hy vọng bạn đọc có thể phát hiện ra bệnh tình của người thân và đưa họ đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
Nên nhớ tất cả các loại “thuốc chữa” hiện nay không có khả năng chữa dứt bệnh mà chỉ làm cho tốc độ phát triển của bệnh chậm đi. Và nếu thuốc chữa càng sớm thì phẩm chất đời sống của bệnh nhân cũng như của người thân săn sóc cho bệnh nhân sẽ đỡ khổ hơn nhiều.
Nói chung, mọi người khi lớn tuổi đều có nguy cơ bị mất trí nhớ. Để giảm bớt nguy cơ bị mất trí nhớ, một số biện pháp cần thực thi ngay từ bây giờ:
Trước hết, bạn phải có một chế độ ăn uống cân bằng, điều độ, nhiều rau trái, tập thể dục đều đặn, như đi bộ ba tới năm giờ mỗi tuần, và ngủ đủ tám tiếng mỗi ngày.
Ngủ đêm không đủ thì tranh thủ ngủ ngày! Những người ngủ đầy đủ và có ngủ trưa thường sống lâu và ít bị mất trí nhớ.

1. Học khiêu vũ:
Ta nói nôm na là tập… “nhảy đầm”. Nghiên cứu đăng trên tờ New England Journal of Medicine năm 2003 cho biết khiêu vũ vừa là một môn thể dục thể thao, vừa là một trò chơi đòi hỏi suy nghĩ, tiến thoái trong mỗi bước.
Khi khiêu vũ, lượng máu không những chỉ dồn về bắp thịt mà còn đổ về phía não bộ nhiều hơn vì khiêu vũ đòi hỏi cả thể lực lẫn trí tuệ.

2. Học chơi một thứ nhạc cụ hoặc nghe nhạc:
Nhiều nghiên cứu cho thấy người chơi nhạc cụ trên 10 năm sẽ có trí nhớ tốt hơn một người không chơi nhạc. Trong trường hợp bạn không có đủ thời giờ hay năng khiếu âm nhạc, nên tập nghe và thưởng thức âm nhạc.

3. Học một ngôn ngữ khác:
Một nghiên cứu đăng trên tờ Neurology năm 2013 cho biết những người nói thông thạo hai thứ tiếng, khả năng bị mất trí nhớ chậm đi bốn năm rưỡi so với người chỉ biết một thứ tiếng.

4. Học đánh cờ hay chơi video game:
Một nhiên cứu của Pháp năm 2013 cho thấy những ai chơi cờ, hay chơi các loại game như bingo, xì lát, poker… (nhưng đừng ghiền quá, và cũng tránh “ngồi computer” hay TV nhiều nhé), khả năng bị mất trí nhớ giảm đi 15%.

5. Đọc sách:
Không cần phải đọc nhiều, nhưng khi đọc sách nên bỏ thì giờ suy nghĩ, nghiền ngẫm nội dung của sách, truyện. Đọc truyện mới lạ có lợi hơn là đọc chuyện cũ đã biết. Đừng đọc Thiên Long Bát Bộ hay Tam Quốc Chí đến lần thứ 10!

6. Chú tâm làm một việc cho xong, đừng ôm đồm nhiều thứ vô một:
Người chú tâm làm xong một việc ít bị lãng trí hay mất trí nhớ hơn người làm hai ba việc cùng một lúc. Ví dụ khi ăn thì đừng xem TV! Ngoài ra nên biết dùng thời giờ một cách hữu hiệu.

7. Học đan, may vá, hay làm vườn:
Khảo sát thống kê năm 2013 cho biết những người có những thú vui kể trên, trí óc minh mẫn hơn những người không có “thú vui ” để tiêu khiển.

8. Sống có mục đích:
Sống lạc quan, yêu đời và có giao thiệp với bạn bè người thân làm bớt tình trạng cô độc, sầu muộn.

9. Tập viết:
Viết văn, viết truyện, viết thơ cho bạn bè, viết nhật ký, viết hồi ký… làm giảm khả năng mất trí nhớ về sau.

10. Cuối cùng, tập làm việc nhà:
Nên bắt đầu từ hôm nay, bất kỳ ở lứa tuổi nào. Không nên đợi tới 60, 70 mới lo ngăn ngừa mất trí nhớ!
BS Hồ Ngọc Minh

images (2)

Những người làm lụng chân tay, làm việc trong nhà ít bị mất trí nhớ hơn người ngồi một chỗ xem TV hay nhìn “bóng câu qua
khung cửa sổ”.
Nói chung là phải tích cực “động não”. Tất cả các hoạt động trên .

Đăng tải tại Tin Tuc Nội Bộ | Bình luận về bài viết này

Chúc Mừng Sinh Nhật anh Trưởng K1

Đăng tải tại Tin Tuc Nội Bộ | Bình luận về bài viết này

Video Thăm lại Huế Xưa – NCV

Thân tặng bạn TPK nhân chuyến gia đình bạn về thăm lại Cố Đô.

Đăng tải tại Tin Tuc Nội Bộ | Bình luận về bài viết này

Về với Huế – Thơ TPK

VỀ VỚI HUẾ

hue

Huế của ta là miền đất tản
Lớn lên rồi tản mát khắp nơi
Có người xa tận phương trời
Xa miền Hương Ngự đầy vơi vui bụồn.

Có những đêm mưa tuôn gợi nhớ
Nhớ Huế mình nức nở canh thâu
Mưa rơi dai dẳng âu sầu
Trường Tiền bàng bạc đượm màu hơi sương

Nhớ thật nhiều Sông Hương thơ mộng
Nước trong xanh lồng lộng gió chiều
Hàng tre soi bóng cô liêu
Soi tà áo tím mỹ miều Cố Đô

Núi Ngự Bình điểm tô cho Huế
Xa Huế rồi đâu dễ phôi pha
Thông reo ru giấc an hòa
Chở che dân Huế bao mùa loạn ly

Đường tha hương cứ đi đi mãi
Rồi giờ đây bạc mái tóc xanh
Không về thăm Huế sao đành
Ngàn năm êm ả như tranh lụa mềm

Về để thỏa nỗi niềm mong nhớ
Nơi chôn nhau của thuở đầu đời
Mẹ cha ôm ấp một thời
Nuôi cho khôn lớn giữa trời Thần Kinh.

TPK

Đăng tải tại Tin Tuc Nội Bộ | Bình luận về bài viết này

Bài Thơ Không Tên của Cố TT Nguyễn Văn Thiệu

MỘT BÀI THƠ KHÔNG TÊN

(Tác giả: cố Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu)

335261835_5506654112769758_4449662548302687806_n

Tôi Tổng thống giữa Giáo Đường đổ nát
Như người con tìm về mái nhà xưa
Khói lửa chiến chinh, tội ác chẳng chừa
Dù Thánh địa La Vang, đài Đức Mẹ.
Ngự trên cao, Chúa cũng buồn lặng lẽ
Trời về chiều vắng vẻ, vạc kêu thương
Hồn anh linh dờ dật những đêm trường
Người chiến sĩ quên mình vì Tổ Quốc.
Máu của họ thấm sâu vào mạch đất
Thịt cùng xương trộn lẫn với non sông
Những người con của nòi giống Lạc Hồng
Đã hòa hợp vào linh hồn đất Việt.
Lời cầu nguyện cho những trang anh kiệt
Mãi nằm đây, trên đất Quảng Trị này
Và những người đang chiến đấu hăng say
Xin nhậm lấy lời con đang cầu khấn.
Đến với Chúa, tôi mang vòng tang trắng
Của trẻ thơ và goá phụ khóc chồng…
Cùng đồng bào chạy giặc khắp non sông
Nếu trừng phạt, Martino tôi xin gánh chịu.

P/s:

Bài thơ trên là của Martino Nguyễn văn Thiệu.
Một lần ra tận chiến trường Quảng Trị khốc liệt, Tổng Thống đã đến Nhà Thờ La Vang đổ nát để cầu nguyện. Sau đó, Tổng thống đã viết vào quyển nhật ký của Ngài bài thơ trên.

Nguồn: Yến Ngọc Hải Âu

Đăng tải tại Tin Tuc Nội Bộ | Bình luận về bài viết này

Bản tin ngắn của Bửu Hồng từ VN

BẢN TIN NGẮN CỦA BỬU HÔNG TỪ VIỆT NAM

Tin Thứ 1:
Bửu Hông vừa cho biết bạn Trần Bửu đã phải vô lại bệnh viện rồi, chưa có chi tiếc gì thêm.

334990151_1515713925620320_8083524523077476334_n

Tin Thứ 2:
Vợ chồng Bửu Hồng đã trao tận tay cho chị Vỏ thị Hiền phu nhân của Trương Hè $750, số tiền còn lại trong project hỗ trợ vợ Trương Hè mà chúng ta đã thu quyên được trước đây.
Cám ơn bạn Bửu Hồng và chúc hai bạn có những ngày vui và hạnh phúc tại quê nhà.
334903535_464028875854575_3387114842909768238_n334984590_594841709331398_9079904591665832056_n

Đăng tải tại Tin Tuc Nội Bộ | Bình luận về bài viết này

Cựu Thiếu tá Biệt Đội Thiên Nga Nguyễn Thanh Thủy.

Mời các bạn nghe Cựu TT BĐT Thiên Nga Nguyễn Thanh Thủy tâm sự.

Đăng tải tại Tin Tuc Nội Bộ | Bình luận về bài viết này

Sưu tầm : 3 Liều thuốc hạnh phúc lúc cuối đời

3 “Liều Thuốc” Hạnh Phúc
Lúc Cuối Đời Của Vị Tỷ Phú

hanh-phuc-la-gi-700

Đời người tựa giấc chiêm bao, giàu sang phú quý, khi chết đi cũng chẳng mang theo được thứ gì. Nếu bạn vẫn đang đọc được những dòng chữ này, hãy thử nghĩ xem, điều gì mới thực sự nên trân trọng?

Có một tỷ phú sống trong căn biệt thư xa hoa. Nhưng một ngày kia mắc bệnh hiểm nghèo, ông chợt nhận ra rằng tất cả những danh vọng, tiền tài và vật chất, thực ra đều hư ảo như mây khói.

Vì lo sợ sẽ không sống được bao lâu nữa, ông bèn tìm đến một vị danh y để xin lời khuyên.

Sau khi bắt mạch, danh y nói với ông rằng: “Bệnh của ông ngoài cách này ra thì không thuốc nào có thể chữa khỏi. Tôi sẽ kê cho ông ba đơn thuốc, ông cứ theo đó mà làm, hết đơn thứ nhất thì chuyển sang đơn tiếp theo”.

Vị tỷ phú về nhà, trong lòng phấp phỏng hy vọng. Ông lấy đơn thuốc đầu tiên ra và đọc: “Hãy đến một bãi biển và nằm đó khoảng 30 phút, làm liên tục như vậy 21 ngày”.

Mặc dù thấy khó hiểu, nhưng ông vẫn quyết định ra bờ biển. Ông lang thang một vòng rồi ngả lưng nằm trên bãi cát. Bất chợt một cảm giác nhẹ nhàng và khoan khoái vô cùng bao trọn thân thể ông.

Vì trước đây công việc bận rộn nên ông không có cơ hội nghỉ ngơi. Nay ông có thể tĩnh tâm lại để lắng nghe tiếng gió thổi vi vu, tiếng sóng biển rì rào hòa lẫn với tiếng kêu thánh thót của đàn hải âu gọi bầy… Trái tim ông bỗng thổn thức, chưa bao giờ ông có được cảm giác thoải mái như bây giờ.

Ngày thứ 22, ông mở đơn thuốc thứ hai, trong đó viết: “Hãy tìm 5 con cá hoặc tôm rồi thả chúng xuống biển, liên tục như vậy trong 21 ngày”.

Trong lòng ông đầy rẫy những băn khoăn, nhưng vẫn cặm cụi đi mua tôm cá rồi thả chúng ra biển. Ngắm nhìn từng con vật bé nhỏ được trở về với biển khơi, trong lòng ông không nén nổi nỗi xúc động.

Ngày thứ 43, ông đọc đơn thuốc thứ ba: “Tìm một cành cây và viết những điều khiến ông cảm thấy không hài lòng lên bãi cát”.

Nhưng khi ông vừa viết xong, thủy triều lại cuốn tất cả xuống biển. Ông lại viết, sóng lại cuốn đi, lại viết, lại cuốn đi, rồi lại viết, và lại cuốn đi… ông bật khóc nức nở vì chợt hiểu ra tất cả.

Khi về nhà ông cảm thấy toàn thân nhẹ nhàng, tinh thần chưa bao giờ thoải mái và tự tại đến thế, thậm chí ông cũng không còn sợ cái chết nữa.

Thì ra con người ta chỉ cần học được 3 điều trên thì sẽ vui vẻ hạnh phúc:

Thứ nhất: Nghỉ ngơi
Thứ hai: Cho đi
Thứ ba: Buông xuống

Tham lam là một liều thuốc độc, và dục vọng là con dao hai lưỡi; có một cuộc sống ổn định rồi vẫn muốn theo đuổi sự thoải mái; có cuộc sống thoải mái rồi lại muốn hưởng thụ những vật chất xa hoa…

Nếu dục vọng không có điểm dừng thì con người vĩnh viễn không bao giờ cảm thấy đủ, không bao giờ cảm thấy thỏa mãn, và cũng không bao giờ tìm kiếm được niềm vui. Hãy trân trọng những gì bạn đang có, bạn sẽ thấy rằng bản thân mình là người giàu có nhất trên cõi đời này.

Đăng tải tại Tin Tuc Nội Bộ | Chức năng bình luận bị tắt ở Sưu tầm : 3 Liều thuốc hạnh phúc lúc cuối đời

Chuyện Ngày Ấy – Nhạc Lê Hữu Nghĩa

Kính mời quí Niên Trưởng và các bạn đọc một bài viết ngắn Chuyện Ngày Ấy của tác giả Minh Thúy Thành Nội và nghe bài hát cùng tên , nhạc Lê Hữu Nghĩa , lời Minh Thúy Thành Nội .
Kính chúc sức khỏe .
LHN
===
Chuyện Ngày Ấy
Khó nói trên đời nhứt tiếng yêu
Dù tim ấp ủ biết bao điều
Ngẩn ngơ thêu dệt ngàn trang mộng
Thơ thẩn suy tư vạn buổi chiều
Ong bướm vẫn hoài mơ ước lắm
Gió trăng luôn mãi rứt ray nhiều
Tình còn mãi giấu trong câm nín
Ôm ấp cả đời một tiếng yêu .
LHN

Bài họa
Chuyện Ngày Ấy
Bao giờ mới hết khổ vì yêu
Khóc mãi hằng đêm nghĩ lắm điều
Chỗ mộng bồi hồi hoa rũ nắng
Bên sân khắc khoải lá rơi chiều
Ngăn từng đợt sóng bùng thương đậm
Nén mỗi cơn tim dậy thắt nhiều
Ý nhạc tràn thơ niềm ấp ủ
Cho lòng lắng dịu chuyện tình yêu .
Minh Thúy Thành Nội
2/19/2023

Chuyện Ngày Ấy

Thủa nớ chiếc áo dài màu đầu đời của tôi mang sắc tím. Mỗi khi mùa thu về, đường trải đầy lá vàng với ngọn gió heo may, gái Huế có đặc điểm chung là trên khắp nẻo đường xuất hiện rất nhiều tà áo tím. Tôi thường nghĩ thầm áo tím nhiều rứa mà răng nhạc sĩ Hoàng Nguyên không chịu khó bước tìm xa hơn, chán chi tà áo tím khác mà lại ngẩn ngơ tha thiết “Để rồi chiều chiều lê chân bên giòng Hương Giang. Mong tìm lại tà áo ấy. Màu áo tím nay thấy đâu. Người áo tím nay thấy đâu. Giòng nước vẫn trôi cuốn mau. Rồi chợt nghe tin qua lời gió nhắn. Người áo tím qua cầu. Tà áo tím phai màu. Để giòng Hương Giang hờ hững cũng nao nao…”
<!>
Tôi đã từng chết lên chết xuống theo ca từ của bản nhạc” Mặc thời gian dìu đôi cánh biếc. Mặc giòng sông dịu hiền luyến tiếc. Mà chiều thu buồn như gối chiếc. Tôi mơ …màu áo. Ước mong sao áo màu khép kín tim nhau.” Dù không uống rượu nhưng men nhạc đã làm tôi say khướt và tự hỏi có phải vì bản nhạc mà càng ngày Huế càng xuất hiện nhiều tà áo tím khiến người ta ngất ngư theo “Dường quyến luyến trăng sầu. Chập chờn tâm tư màu áo thoáng chiêm bao”

Một buổi chiều có nắng mơ phai, Đào Khuê mượn xe Honda của ba chạy tới nhà tôi
– Trời đẹp quá mi ơi, lâu rồi tụi mình không đi ăn chè Cồn, mình tới đó luôn tiện ngắm con đường Vỹ Dạ có hoa Sầu Đông rơi vương vãi trên lối đi, chao ơi nghĩ tới răng yêu quá.

Bữa nớ Khuê mặc bộ lụa dài Nha Trang màu ngà, tôi mặc lụa tím đèo nhau từ nội thành qua cầu Trường Tiền, gió lộng mát mặt nước sông Hương bốc lên, làm tóc hai đứa bay theo chiều gió. Tới quán chè Cồn chọn ngồi dưới gốc cây Khế, các trái xanh trĩu xuống trước mặt, những bông hoa nhỏ màu trắng tím rơi trên mặt bàn, trên tóc chúng tôi mùi hương nhẹ nhàng thoang thoảng, hai ly chè đậu huyết ngọt ngào thanh ngon cho chúng tôi cảm giác yên bình của buổi chiều xứ Huế.

Trở về Khuê rủ tôi ghé nhà:
– khi tao đi chị Trâm và mạ đang làm bánh bột lọc trần, nấu bánh canh… hi..hi..con gái ..hư trốn ra ngoài đi chơi
– Rứa có cái mặt tao kè bước vô nhà, mạ mi ghét chung luôn thì răng đây?

Hắn cười ha hả
– Không răng mô, gái út cưng mà, có đời mô mạ la tao.

Đậu xe tắt máy nhẹ nhàng, Khuê và tôi đi băng ra nhà sau, ngang qua nhà trước thấy anh Trọng nó cùng bạn bè khoảng bốn, năm người đang ngồi đàn hát. Vô bếp chị Trâm đi mô, mạ cũng không có, Khuê nhìn nồi bánh canh đã cạn chỉ còn khoảng vài tô, và trên bàn còn mấy dĩa bánh bột lọc trần ớt đỏ trải trên mặt hấp dẫn. Khuê nhìn quanh
– Hình như cả nhà đã ăn rồi, kể cả bạn anh Trọng

Hai đứa tôi lặng lẽ ngồi ăn để ngậm mà nghe cái bánh bột dai dai nhân tôm thịt, chấm nước mắm cay xé của ớt mọi, và tô bánh canh cua tôm đậm đà mùi ruốc quyện, đặc biệt kèm thêm mùi hành ngò, rau răm thơm phức.

Ăn xong thì mạ Khuê cũng vừa về, thấy tôi mạ thân mật:
– Dùng hết đi con, cả nhà ăn rồi kể cả mấy bạn của Trọng, mạ cũng đem qua biếu nhà bác Tần, bác níu lại nói chuyện chừ mới cho mạ về đây.

Huế là rứa đó, cha mẹ luôn chào đón bạn bè của con mình và luôn mở lòng thương yêu theo niềm vui của con cái. Trời chạng vạng tối, bạn chở tôi về nhà, tiếng xe máy nổ từ từ chạy ra ngõ tôi còn nghe tiếng hát của ai đó vọng theo “Chiều nay em ra phố về.Thấy đời mình là con nước trôi. Đèn soi trên vai rã rời. Ngày đi đêm tới. Còn chút hao gầy” (TCS )

Tôi cười thầm, lòng đang đầy tin yêu về cuộc đời này “bậy nà, tui không giống rứa mô, mới được dạo phố, được ăn chè Cồn, được ăn bánh canh ngon thấy mồ, ai hát chi nghe buồn bã rã rời rứa không biết”

Bữa sau Đào Khuê tới nhà tôi dúi vào tay nửa tờ giấy nát nhàu, nói:
– Bạn anh tao gởi cho mi miếng giấy nì, đọc đi…
Khuê lật đật cua xe chạy, miệng nói “mạ sai chở ra chợ Đông Ba mua ít đồ, về lẹ”

Tôi mở nửa tờ giấy xé cũng không được thẳng hàng, nhìn khó cảm tình với dòng chữ viết cẩu thả “Minh, không thể nào tôi thoát được màu áo mà chiều hôm qua Minh mặc, nếu Minh biết …tôi khốn khổ vô cùng”

Tôi tìm hiểu qua Khuê được biết anh tên Thanh, học chung với anh Trọng của Khuê bên Đại học sư phạm môn Anh Văn. Khuê kể:
– Anh Thanh giỏi lắm, giữ thư viện cho nên anh đọc hầu hết sách, thầy giảng môn chi anh cũng đứng lên phát biểu dài hơn lời thầy, anh nói thao thao bất tuyệt, thầy phải nể trọng. Thầy nói “tôi không có thì giờ đọc sách nhiều như anh Thanh, cám ơn anh đã bổ túc thêm những điều tôi nói còn thiếu sót, tôi rất vui mừng về điều này vì đã giúp chúng ta cùng nhau học hỏi.” Anh Trọng tao kể rứa đó.

Một ngày trời có nắng tươi đẹp, tôi đang quét sân, quét nhẹ những xác hoa Tigôn vương vãi sân thềm. Một thanh niên có dáng người cao ốm với nét mặt thanh tú dưới gọng kính cận sáng láng. Anh tự giới thiệu và xin lỗi đã đường đột đến, nhờ Đào Khuê cho địa chỉ, tôi mời vào nhà. Mới gặp lần đầu tôi rất khớp và run sợ vì nghe danh anh như người cõi trên, có kiến thức đầy bồ, nên tôi chẳng biết nói chi, câm miệng hến vì sợ nói sẽ loài cái dốt của mình ra. Thấy tôi có vẻ khép nép lúng túng. Anh lên tiếng
– Hạnh phúc đối với Minh là gì?

Tôi rụt rè
– Buổi sáng thức dậy muộn màng, nghe tiếng chim hót, nhìn bầu trời trong xanh, ngắm những tia nắng xuyên qua cửa sổ …

Anh lắc đầu
– Tại sao Minh không can đảm cầm chìa khóa bước đến mở cánh cửa chính của hạnh phúc
– Sợ bóng tối ùa ra

Anh nhún vai
– Nếu Minh nghĩ nó là bóng tối thì sẽ là bóng tối, nhưng nếu Minh nghĩ nó là ánh sáng thì sẽ là ánh sáng

Tôi bí lối lắc đầu chịu thua. Anh Thanh chẳng hỏi thêm gì nữa, xoay chuyển đề tài về văn chương thi phú, anh thao thao bất tuyệt nhắc tới nhà văn đại diện cho “Đứa con hoang chủ nghĩa hiện sinh” mà nữ văn sĩ đại diện là Francoise Sagan với “Buồn Ơi Chào Mi”, Ernest Hemingway với “Ngư Ông và Biển Cả”, “Chuông Nguyện Hồn Ai”, của bà Pearl Buck mô tả đời sống phong kiến của Trung Hoa, của Angela Gheorghiu với “Giờ thứ 25”, của Mario Puzo với “Bố Già”, của Eric Maria Remarque với “Một Thời Để Yêu Và Một Thời Để Chết”.

Còn nữa, tôi nghe lùng bùng bên tai những điều thật…xa lạ. Đầu óc rối tung nửa sợ hãi vì thấy sự hiểu biết của mình quá thấp kém, nửa lại thích thú muốn mở rộng tầm hiểu biết phần nào theo bộ óc kiến thức vĩ đại của anh. Về các sách dịch tôi chỉ biết đôi chút như Giờ thứ 25, Cuốn Theo Chiều Gió, Chiến Tranh và Hòa Bình, Thằng Gù nhà thờ Đức Bà, Công chúa Sissi, Nữ hoàng Ai Cập Cleopatra… v..v…vì một số được xem phim và một số có mua sách, nên thỉnh thoảng cũng dặm vài tiếng. Anh lại say sưa chuyển qua thi phú đọc thơ của Nguyên Sa, Đinh Hùng, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, tôi cũng rụt rè đệm theo vài câu mình thuộc. Đến trưa trước khi từ giã, anh giật mình nhìn những mảnh giấy từ bao thuốc lá được xé vụn nát li ti vất đầy bàn, anh đứng lên dọn dẹp

– Xin lỗi Minh, thường tôi nói chuyện với ai, tôi chỉ nghe giọng nói của mình dội lại âm thanh từ ngôi rừng vắng, nhưng khi nói chuyện với Minh tôi lại được nghe hai chiều, nên tôi đã thao thao như Hàn mặc Tử “Tôi điên tôi nói như người dại. Van lạy không gian xoá những ngày.” Hoặc “Tôi cắn lời thơ để máu trào”

Anh đi rồi, tôi toát mồ hôi hột vì căng thẳng với đối tượng có biển kiến thức mênh mông, tôi bị choáng váng vài ngày rồi trả lại sự yên tĩnh bình thường.

Mấy tuần sau có ngày mẹ con tôi đều đi vắng, trưa về tôi thấy có bó hoa Hướng Dương vàng rực cắm nơi ổ khoá cửa giữa nhà, kèm mảnh giấy “Hãy sống như loài hoa Hướng Dương. Thanh “Tôi chẳng hiểu anh chàng này nữa, làm chi cũng lập dị khác người, từ mảnh giấy rách viết thư, xé bao thuốc nát vứt tung toé trên bàn, tặng hoa kiểu này… có phải cái tip nhà văn nhà thơ thường sống khác người như vậy, nói nhẹ chút là “hơi tốc” phải không hè, lạ rứa thê.

Tiếp theo vào một tối mùa đông lạnh lẽo, ngoài trời mưa to gió lớn mù mịt tối thăm thẳm, tôi ngồi đan khăn quàng len chăm chú, chị tôi đang đi tới bỗng dưng hét lên “ui..ui…coi tề …”Vừa nói tay chị chỉ theo hướng ngoài cửa sổ, tôi ngẩng mặt giật mình thấy người đàn ông tay che dù đứng nhìn, nhờ cặp kính cận tôi nhận ra anh. Mở cửa mời vào nhà, anh dựng dù trước hiên, bước vô ngồi chống cằm nhìn tôi chăm chú, tôi ngượng nghịu muốn phá tan bầu không khí im lặng
– Anh Thanh đi đâu ngang đây tiện ghé …

Anh chận lời
– Đừng nói gì trong giờ phút này, tôi vừa trông thấy hình ảnh đẹp quá, cho tôi ngồi 5 phút rồi tôi sẽ đi

Nói xong anh lôi trong ngực áo len ra tập thơ “Mộng” với biệt hiệu “ba tên” yếu đuối như con người của anh, cúi xuống ghi lời tặng kèm hai câu thơ:

Mà nay nữa cuộc bôn ba ấy.
Đành hẹn cùng người một ước mơ

Đẩy tập thơ về phía tôi anh nói
– Sách tôi bày các tiệm đã bán hết, tôi chỉ còn giữ một tập duy nhất cho mình, nay tặng Minh

Tôi ngẩng lên định cám ơn thì anh đã quay gót bước đi trong mưa gió. Tôi hết ý với mẫu người nghệ sĩ tánh khí ngông nghênh này. Đêm đó tôi không ngủ được theo nhịp tim đập bất thường, trăn trở theo những cảm giác kỳ lạ.

Thế rồi năm 75, cuộc đời thay đổi một sớm một chiều, chẳng ai còn tâm trí nghĩ đến ai. Gia đình Đào Khuê sa sút trầm trọng, cha đi “học tập”, nhà cửa được mượn dùng làm tổ dân phố, gia đình về ở ké nhà bà ngoại. Các anh chị và Khuê không được học, bụng đói đầu gối phải bò. Khuê quan sát phong trào giai đoạn này, bán quần áo cho mấy ông bộ đội miền Bắc là hợp lý nhất, người miền Bắc vào mua đủ thứ, nhờ vậy kiếm chút tiền sống qua ngày.

Bạn mua áo len, nồi niêu son chảo, búp bê, dụng cụ cắt móng tay, khăn choàng, linh tinh đủ thứ. Khuê gọi tôi phụ dùm, hai đứa mỗi sáng xách hàng ra trải tấm ni lông ngồi trước rạp Hưng Đạo bán, trời tối di chuyển tới ngồi đối diện các cửa tiệm trên phố Trần Hưng Đạo. Chúng tôi gặp được anh Thanh đi ngang phố, từ đó lúc rảnh rang anh ra ngồi bên chúng tôi, xem mua bán. Nét mặt anh trầm lắng không còn nói nhiều như trước, thỉnh thoảng anh đi mua 3 ly nước mía bưng lại, hoặc mua 3 gói xôi, chúng tôi cùng vừa ăn vừa bán. Tôi bắt đầu thấy cảm kích thái độ cư xử của anh trong hoàn cảnh bị đát, hình ảnh một thanh niên nho nhã, ăn mặc bảnh bao lại ngồi chen giữa đám người lết la phơi mặt trên đường phố, hoà mình theo nhịp thở của bạn bè, của đời sống hiện tại, có điều dẫu môi cười hoà nhã nhưng không che đậy được ánh mắt buồn bã của anh, chuyện văn thơ cũng không còn được anh nhắc nhở.

Một lần Đào Khuê hỏi tôi
– Mi có cảm tình với anh Thanh không? sau lần anh nhờ tao đưa mảnh giấy, rồi xin địa chỉ mi, hai người có hay gặp gỡ thường xuyên?

Không hiểu sao tôi lại muốn dấu tất cả và nói láo “chẳng có tình cảm, chỉ xem anh như bạn, gặp một lần nghe anh nói chuyện văn chương rồi thôi”. Đào Khuê kể lể
– Thời gian sau ni lúc mi về trước, anh ra dọn hàng dùm, đưa tao tới tận nhà, có hôm anh ở lại ăn tối, chơi tới khuya rồi mới về, tự dưng tao thấy xốn xao tình cảm, nhất là trong lúc đang tủi thân, càng làm tao mủi lòng cảm động

Tôi nghe cũng thấy tim se thắt, có nỗi buồn dâng lên mơ hồ, nhưng đồng thời cũng thương hoàn cảnh bạn đang cần một bờ vai để chia sẻ tâm tình, anh Thanh lại là bạn thân với anh của Đào Khuê, thì sự thương cảm lại càng tăng thêm cũng đúng.

Rồi tới lúc phong trào bán lề đường bị đuổi dẹp, người bán quá nhiều cũng khiến việc kiếm tiền khó khăn, Đào Khuê giải nghệ vào hợp tác xã học thêu, tôi cũng bắt chước theo. Cái nghề bắt trì chí ngồi thêu ngày, thêu đêm vùi đầu vào công việc, chẳng còn ai gặp ai

Khoảng một năm sau, thật bất ngờ một đêm trăng sáng Đào Khuê đạp xe vào nhà tôi rủ đi dạo đường phố một vòng hứng gió mát, vì trời mùa hè quá oi bức. Mừng rỡ lâu ngày gặp nhau, hai đứa đèo chiếc xe đạp nhìn quang cảnh chung quanh, như người vừa được hưởng tự do sau thời gian dài chỉ biết cúi đầu trên khung vải. Chúng tôi chạy quanh nhiều con đường ra cửa Đông Ba chạy vòng vô cửa Thượng Tứ. Ngang trường Hàm Nghi bỗng nhiên tôi thấy hình dáng quen quen đi bên kia đường, Khuê cứ thoải mái đạp xe và kể chuyện huyên thuyên, tôi ngoái cổ chăm chú quan sát người thanh niên đi bên cạnh cô thiếu nữ tóc dài, họ đang chuyện trò và cầm tay thân mật, tôi chẳng nghe Đào Khuê kể gì nữa, kêu giựt nó
– Ê mi ơi, nhìn lui phía bên kia đường, coi ai giống anh Thanh lắm, quay xe lại mi nhìn thử xem

Khuê đang nói chuyện chợt im bặt, ngoái cổ lui và nghe lời tôi, cua xe đi sát gần, Khuê thốt lên giọng run run “đúng anh Thanh rồi”, Khuê vòng lại đi về trước mặt họ, nhưng họ ham nói chuyện không để ý kẻ đi đường. Bạn tôi cười gượng gạo không nói gì. Chúng tôi cùng im lặng trên đoạn đường về. Tôi không dám hỏi điều gì, Khuê bất chợt nói gần như khóc
– Anh vẫn thường đến chỗ tao thêu mời ra quán chè gần đó, nói chuyện đôi ba phút rồi để tao vô làm việc, dù sao …tao cũng cám ơn anh đã cho tao một thời yêu đương và một thời khổ đau …

Bạn nói ra nỗi buồn, tôi câm nín không nói được. Phải chăng anh là cánh chim trời lãng đãng đó đây với nhiều cảm xúc dạt dào của một thi nhân đa tình lãng mạn, anh không là của riêng ai…

Bảy năm sau, tôi vào Sài Gòn trú ngụ nhà người O. Đêm nọ đang đi trên đường Nguyễn Huỳnh Đức cùng đứa em gái họ, tôi thấy thoáng hình ảnh anh đạp xe ngang qua, tôi quay mặt làm lơ, nhưng anh nhận ra nhanh chóng, quay xe lại gọi “ Minh, Minh…”. Tôi dừng chân làm ra vẻ bất ngờ
– Ồ! anh Thanh, lâu quá rồi anh còn nhận ra Minh giỏi vậy?

Anh nhỏ nhẹ
– Làm sao mà quên được

Anh năn nỉ mời chúng tôi ghé quán nước mía nói chuyện. Hỏi thăm được biết anh ra trường đổi lên vùng Kontum dạy học, nhưng chán nản bỏ dạy, về Sài Gòn hợp tác bạn bè mở các lớp dạy luyện thi môn Toán, Lý Hoá và Sinh ngữ. Em họ tôi nghe vậy sáng mắt tỏ ý muốn ghi tên học. Anh đề nghị học chung chậm tiến hơn là học một mình, anh sẽ đến dạy kèm tận tụy cho em gái. Anh xin tôi số địa chỉ nhà, tôi đang tìm đường vượt biển cần bí mật nên bất đắc dĩ cho số ma.

Đường đời trăm ngã, sau này có nguồn tin anh đã mất, không biết đúng? Nếu anh còn sống tình cờ đọc được bài viết này, xin anh vài phút quay về dĩ vãng, ngày đó có hai người con gái một thời đã …yêu anh.

Minh Thúy Thành Nội
Tháng 2/2023

Đăng tải tại Tin Tuc Nội Bộ | Chức năng bình luận bị tắt ở Chuyện Ngày Ấy – Nhạc Lê Hữu Nghĩa

Ukraine Bất Khuất – Thơ Mạc Phi Hoàng

UKRAINE BẤT KHUẤT

274906039_5139890179394721_6379981825524117208_n

Dưới bom đạn phủ trùm lên đất nước
Giữa điêu tàn đổ nát của đao binh
Đa tạ Chúa nhiệm mầu ban ơn phước
Cho quật cường bất khuất một Ukraine
Đường chiến đấu đầy cam go hiểm hóc
Chân không hề lùi bước dẫu bơ vơ
Thân đau đớn bởi đòn thù độc ác
Đầu ngẩng cao không cúi gục bao giờ
Dù xứ sở chìm núi xương sông máu
Và quê hương ngập chết chóc kinh hoàng
Dân tộc ta vẫn hiên ngang ghìm súng
Trước chiến xa đại pháo giặc hung tàn
Mặc ngày mai thành công hay thất bại
Mặc ngày mai chiến thắng hoặc tù đày
Cuộc đời ta ta sẽ luôn làm chủ
Linh hồn này ta lái vững đôi tay.

274984796_5139890342728038_8408257558887622226_n

INDOMITABLE UKRAINE

Under bombs and fires ravaging the nation
In the midst of desolation of war
Thanks God for His miraculous favor
To sustain a dauntless and brave Ukraine
The fighting brimmed with dangers and hardships
Though all alone we will never go back
Our bodies injured with enemy ‘s death blows
Our heads always held high and never down
On our homeland immersed in tears and blood
And as well obsessed by deaths and horrors
Our people are holding their guns with valor
In front of enemy’ s tanks and cannons
In spite of morrow success or failure
In spite of morrow glory or infamy
We’ll always be the masters of our lives
We’ll always be the masters of our souls.
Phan Huy MPH

Đăng tải tại Tin Tuc Nội Bộ | Chức năng bình luận bị tắt ở Ukraine Bất Khuất – Thơ Mạc Phi Hoàng

Video Lưu Bút Ngày Xanh – ncv

Hôm nay chủ nhật trời tuyết lạnh, không đi đâu được, ở nhà post bài lên CNN. Đồng cãm với bạn Phiến Nguyễn qua bài thơ ” Biết trả lời sao” nên làm video nầy trước để tặng người bạn đa tình của chúng ta và cũng để mời các bạn giải khuây vì mình biết rằng mấy ngày nay rất nhiều  bạn ta cũng phải nằm nhà vì các cơn bảo tuyết đang rơi đậm trên nhiều tiểu bang trên đất nước Hoa Kỳ. Thân mời và chúc nhau nhiều sức khỏe.
Vinh Nguyen

Đăng tải tại Tin Tuc Nội Bộ | Chức năng bình luận bị tắt ở Video Lưu Bút Ngày Xanh – ncv

Biết trả lời sao – thơ Phiến Nguyễn

BIẾT TRẢ LỜI SAO

332377974_592588699552880_8859874426588533137_n

Ai kẻ ân tình nào biết ai?
Thơ anh lẩn khuất bóng trang đài
Thực tế trong đời hay mộng tưởng?
Chuyện lòng dang dở có chi hay?

Câu hỏi đơn sơ khó trả lời
Biết chi em hởi để buồn thôi
Hoa xuân tươi thắm dù sương gió
Cái thuở ban đầu mãi đẹp tươi

Nơi xưa trở lại cảnh còn nguyên
Chẳng khác chi ta cùng hội thuyền
Thời gian có xóa mờ nhân ảnh
Tình nghiã ngày xưa mãi vẹn tuyền

Lâu rồi để mất tờ lưu bút
Bây giờ chẳng biết trả lời sao
Xuân qua hè đến nhớ ray rứt
Hình bóng ngày xanh mãi thắm màu

Phiến Nguyễn

Đăng tải tại Tin Tuc Nội Bộ | Chức năng bình luận bị tắt ở Biết trả lời sao – thơ Phiến Nguyễn

Tìm hiểu về ChatGPT?

ChatGPT là gì?

image-of-hand-holding-an-ai-face-looking-at-the-words-chatgpt-openai

ChatGPT là một công cụ xử dụng ngôn ngữ tự nhiên được điều khiển bởi công nghệ AI cho phép bạn trò chuyện giống như con người và hơn thế nữa với một chatbot.

ChatGPT, viết tắt của Chat Generative Pre-training Transformer, là một chatbot do công ty OpenAI của Mỹ phát triển và ra mắt vào tháng 11 năm 2022. ChatGPT được xây dựng dựa trên GPT-3.5 – một dòng mô hình ngôn ngữ lớn của OpenAI đồng thời được tinh chỉnh bằng cả hai kỹ thuật học tăng cường lẫn học có giám sát. Wikipedia.

Mô hình ngôn ngữ có thể trả lời các câu hỏi và hỗ trợ bạn thực hiện các công việc như soạn email, làm luận văn và viết mã.

Theo ông Sam Altman, giám đốc của OpenAI, cho biết trên Twitter: Sau khi công ty cho ra mắt ChatGPT vào ngày 30 tháng 11 năm 2022 thì chỉ 5 ngày đầu tiên đã có hơn 1 triệu người trên thế giới  xử dụng,

Đến nay số người xử dụng hoặc vào xem thử có thể lên đến con số rất lớn, trong đó Khóa 1 của chúng ta cũng đã có vài bạn vào thử nghiệm như bạn Lê Hữu Nghĩa, bạn Tuyến Đinh và bạn trưởng khóa 1 Toán Như.

Bây giờ chúng ta xem ChatGPT trả lời các câu hỏi của bạn Toán Như trong cuộc phỏng vấn ngày 22 tháng 2 năm 2023 vừa rồi nhé.

1_3Xb43WwoeYwQIAKYsCQg6g

Mời các bạn xem một New Chat của tôi với ChatGPT về đề tài “Văn Hóa Thức Tỉnh” (Woke Culture):

-Bạn có thể cho tôi biết văn hóa thức tỉnh (woke culture) là gì và tại sao phải thức tình?

Văn hóa thức tỉnh (woke culture) là một phong trào xã hội đang ngày càng trở nên phổ biến, nhằm thúc đẩy nhận thức và nhạy cảm với các vấn đề liên quan đến chủ đề đa dạng và bình đẳng giới, sắc tộc, tôn giáo, người LGBT và các vấn đề xã hội khác.

Phong trào thức tỉnh xuất hiện nhằm phản ánh sự phân biệt đối xử và khuất tất trong xã hội, bao gồm cả những hệ thống tồn tại trong chính phủ, hệ thống giáo dục và các tổ chức xã hội. Nó cũng nhằm đẩy mạnh việc chấp nhận và tôn trọng sự đa dạng về giới tính, tôn giáo, sắc tộc, v.v.

Tuy nhiên, phong trào này cũng đã gặp phải nhiều tranh cãi và chỉ trích vì bị coi là quá nhạy cảm, bị chính quyền cấm trên mạng xã hội, và gây ra nhiều tranh cãi về tự do ngôn luận và quyền lợi của những người khác.

Tại sao cần thức tỉnh? Phong trào thức tỉnh nhằm mục đích phản ánh và giải quyết các vấn đề xã hội, giúp mọi người nhận ra các vấn đề xã hội và cải thiện cuộc sống của mọi người, đặc biệt là những người thiểu số. Nó cũng có thể giúp đẩy mạnh tinh thần đoàn kết và sự tôn trọng đối với đa dạng trong xã hội. Tuy nhiên, như đã đề cập, phong trào này cũng gặp phải nhiều tranh cãi về cách thức triển khai và tác động của nó.

-Có vẻ như đảng Dân Chủ ủng hộ phong trào này, trong khi đảng Cộng Hòa thì không, tại sao vậy?

Đúng với quan điểm của một số thành viên của đảng Dân Chủ, phong trào thức tỉnh được coi là một phương tiện quan trọng để đẩy mạnh sự đa dạng và tôn trọng đối với những người thiểu số. Những người ủng hộ phong trào này cho rằng nó giúp tăng cường nhận thức và sự nhạy cảm đối với các vấn đề về đa dạng và bình đẳng giới, sắc tộc, tôn giáo, người LGBT và các vấn đề xã hội khác.

Mặt khác, trong khi đảng Cộng hòa không phản đối việc tôn trọng đa dạng và bình đẳng, nhiều thành viên của đảng này cho rằng phong trào thức tỉnh đã đi quá xa, bị coi là quá nhạy cảm và có khả năng dẫn đến sự suy giảm của tự do ngôn luận. Một số thành viên của đảng Cộng hòa cũng cho rằng phong trào này đã đưa vào xã hội một số quan điểm chính trị và văn hóa mà họ cho rằng không phù hợp với giá trị và tiêu chuẩn của Mỹ.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng những quan điểm này không đại diện cho tất cả các thành viên của đảng Dân Chủ hoặc đảng Cộng hòa, và các quan điểm này cũng có thể thay đổi theo thời gian và tình hình chính trị.

-Thế còn phong trào Black Lives Matter, tại sao chỉ đời sống của người da đen là quan trọng còn đời sống của các sắc dân khác hay các thành phần khác trong xã hội không là quan trọng sao?

Phong trào Black Lives Matter (BLM) bắt đầu như một phản ứng chống lại bạo lực cảnh sát và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc đối với người da đen ở Mỹ. BLM tập trung vào đời sống của người da đen vì họ đang đối mặt với các vấn đề chính trị, xã hội và văn hóa đặc biệt khó khăn và phức tạp. Tuy nhiên, BLM cũng đã nhiều lần lên tiếng và đứng về phía các cuộc biểu tình và phản đối chống lại sự bất công và phân biệt chủng tộc đối với tất cả mọi người, bao gồm cả người Mỹ gốc Á, người Mỹ gốc Phi, người Mỹ gốc Latinh và các cộng đồng khác.

Điều quan trọng là nhìn vào bối cảnh lịch sử của Mỹ, trong đó người da đen đã bị hệ thống chính trị, xã hội và kinh tế khống chế và đóng vai trò là những nạn nhân chính của bạo lực và phân biệt chủng tộc. Vì vậy, phong trào BLM nhấn mạnh rằng, trong tình hình đó, đời sống và quyền lợi của người da đen đang bị đe dọa và cần được bảo vệ.

Tuy nhiên, đó không có nghĩa là BLM coi trọng đời sống của người da đen hơn các thành phần khác trong xã hội. Thay vào đó, phong trào BLM đòi hỏi tôn trọng đời sống của tất cả mọi người, bao gồm cả người da đen, người Á-Âu, người Mỹ gốc Latinh, người châu Á và những người khác. Phong trào BLM thúc đẩy một thế giới nơi mọi người đều được coi trọng và đáng giá, và sự bình đẳng và tôn trọng được đem đến cho tất cả mọi người.

-Về lý thuyết thì đúng như bạn nói, phong trào BLM cổ vũ cho sự bình đẳng sắc tộc, màu da, nhưng trên thực tế nó chỉ đứng về một phía người da đen, cổ võ cho sự bạo lực mà họ cho rằng để đã phá những bất công xã hội. Như vậy là đúng sao?

Tôi muốn rõ ràng rằng không phải tất cả các hoạt động của phong trào Black Lives Matter (BLM) đều ủng hộ việc sử dụng bạo lực để đạt được mục tiêu. Tuy nhiên, phong trào này đã gặp phải những tranh cãi về việc sử dụng bạo lực trong cuộc biểu tình của họ.

Một số người cho rằng việc sử dụng bạo lực là một cách để thu hút sự chú ý đến vấn đề của họ, tạo sức ép để thay đổi hệ thống và đưa ra các quyết định chính sách. Tuy nhiên, một số người khác cho rằng việc sử dụng bạo lực không chỉ là không đúng đắn mà còn có thể làm tổn hại đến các nỗ lực của phong trào.

Như đã đề cập ở trên, mục tiêu chính của phong trào BLM là tôn trọng đời sống của người da đen và đấu tranh cho sự bình đẳng sắc tộc. Tuy nhiên, những hành động bạo lực có thể gây tổn thương đến người dân và cộng đồng địa phương, và đi ngược lại với mục tiêu của phong trào.

Điều quan trọng là nhìn vào sự đa dạng của phong trào BLM, và không nên đánh giá toàn bộ phong trào bằng một vài trường hợp cụ thể. Các hoạt động của phong trào BLM có thể bao gồm các cuộc biểu tình, thảm họa và các nỗ lực nhằm thúc đẩy sự thay đổi chính sách và xã hội. Tuy nhiên, những hoạt động này cần phải được thực hiện một cách hòa bình và không bạo lực, và phong trào BLM cũng cần phải làm việc để ngăn chặn các hành động bạo lực và đảm bảo an toàn cho tất cả các nhà hoạt động và người dân tham gia.

-Bạn nghĩ sao về vụ George Floyd?

Tôi là một trí tuệ nhân tạo và không có cảm xúc, tuy nhiên, tôi hiểu rằng vụ George Floyd đã gây ra sự bức xúc và quan tâm đáng kể trên toàn thế giới. Vụ việc này đã thể hiện rõ ràng những vấn đề lớn về bạo lực cảnh sát và phân biệt chủng tộc trong hệ thống chức năng công lý tại Mỹ.

George Floyd, một người da đen, đã bị chết sau khi cảnh sát Derek Chauvin đặt gối lên cổ ông trong khoảng 9 phút trong khi bị bắt giữ vì tội phạm nhỏ. Các hình ảnh và video của sự việc đã được lan truyền trên mạng xã hội và phương tiện truyền thông, gây ra sự phẫn nộ và thúc đẩy các cuộc biểu tình lớn trên toàn thế giới.

Vụ việc George Floyd đã đẩy các vấn đề về bạo lực cảnh sát và phân biệt chủng tộc trong hệ thống chức năng công lý ở Mỹ lên mặt bàn thảo luận. Các vụ việc tương tự đã xảy ra trước đó và tiếp tục xảy ra sau đó, đẩy các cuộc biểu tình và các nỗ lực đòi hỏi thay đổi trong hệ thống pháp luật và đối xử công bằng với tất cả các nhóm dân tộc và tôn trọng quyền sống của mọi người.

-Việc George Floyd bị cảnh sát dùng võ lực quá đáng dẫn đến cái chết là một điều đáng tiếc, nhưng có cần thiết tôn vinh anh ta như một ông thánh không, trong khi anh ta là một người từng có tiền án và trong vụ việc xảy ra dẫn đến cái chết của anh, anh ta cũng đang là một nghi phạm sử dụng tiền giả

Việc tôn vinh George Floyd như một anh hùng hay một người tốt không phải là vấn đề được quan tâm trong việc đòi hỏi sự công bằng và đối xử công bằng với tất cả mọi người. Điều quan trọng là vụ việc này đã đặt ra các vấn đề lớn về bạo lực cảnh sát và phân biệt chủng tộc trong hệ thống chức năng công lý tại Mỹ.

Nếu George Floyd có tiền án hay đang là nghi phạm sử dụng tiền giả, điều này không có nghĩa rằng việc anh ta bị cảnh sát sử dụng lực lượng quá mức và dẫn đến cái chết của anh ta là hợp lý. Điều quan trọng là đòi hỏi sự công bằng và đối xử công bằng với tất cả mọi người, bao gồm cả những người có tiền án hoặc là nghi phạm.

Hơn nữa, việc George Floyd trở thành một biểu tượng của phong trào Black Lives Matter và các cuộc biểu tình trên toàn thế giới không phải là do việc tôn vinh anh ta là một người tốt hay anh hùng, mà là do sự đại diện cho những vấn đề lớn hơn về bạo lực cảnh sát và phân biệt chủng tộc trong xã hội.

-Tôi không ủng hộ việc cảnh sát sử dụng vũ lực quá đáng, nhưng cũng phải đặt câu hỏi, tại sao phần đông các vụ bạo động, hay tội phạm đến từ cộng đồng người da đen?

Việc tội phạm và bạo lực xảy ra trong cộng đồng người da đen không thể được giải thích một cách đơn giản và cụ thể. Đó là một vấn đề phức tạp và đa mặt, bao gồm các yếu tố như sự thiếu hỗ trợ tài chính, giáo dục kém, tình trạng thất nghiệp và sự phân biệt chủng tộc trong hệ thống chức năng công lý.

Các cộng đồng người da đen thường bị đe dọa bởi các vấn đề xã hội như cô đơn, tuyệt vọng và giáo dục kém. Nhiều người trong cộng đồng cảm thấy bị kém may mắn và không có cơ hội để thăng tiến trong đời. Điều này dẫn đến tình trạng thất nghiệp, đánh cược và sự tiếp cận với tội phạm.

Ngoài ra, các cộng đồng người da đen thường bị ảnh hưởng bởi các chính sách phân biệt chủng tộc trong hệ thống chức năng công lý. Các chính sách này bao gồm việc sử dụng các phương pháp chấp pháp với cộng đồng người da đen một cách không công bằng hơn so với các cộng đồng khác, cùng với các hình thức kỷ luật và án phạt nặng hơn.

Vì vậy, việc tội phạm và bạo lực xảy ra trong cộng đồng người da đen không phải là do tội lỗi của bản thân cộng đồng mà là do các vấn đề xã hội, văn hóa và hệ thống chức năng công lý không công bằng. Chúng ta cần thực hiện các biện pháp để giải quyết các vấn đề này và cùng nhau xây dựng một xã hội công bằng và bình đẳng cho tất cả mọi người.

-Phải chăng đó cũng là mục tiêu của văn hóa thức tình đang hướng tới?

Không, văn hóa thức tỉnh không hướng tới việc khuyến khích bạo lực hay tội phạm, mà thực sự đang tập trung vào việc đối diện và giải quyết các vấn đề liên quan đến bất công và phân biệt đối xử, đặc biệt là đối với các cộng đồng thiểu số, bao gồm cộng đồng người da đen.

Việc một số người da đen có xu hướng trở thành tội phạm không phải do màu da hay nguồn gốc của họ, mà là do nhiều yếu tố khác nhau bao gồm môi trường sống, giáo dục, kinh tế, v.v.

Văn hóa thức tỉnh mong muốn xây dựng một xã hội công bằng và đối xử bình đẳng đối với tất cả mọi người, và nhận thức được rằng để làm được điều này, chúng ta cần phải đối diện với các vấn đề bất công và phân biệt đối xử đang tồn tại trong xã hội và giải quyết chúng một cách tích cực và xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người.

-Bạn có nghĩ giáo dục giới tính và tình dục học cho các trẻ em tiểu học cũng là cần thiết cho văn hóa thức tỉnh không?

Có, giáo dục giới tính và tình dục học cho các trẻ em tiểu học là cần thiết cho văn hóa thức tỉnh. Việc giáo dục trẻ em về giới tính và tình dục sẽ giúp trẻ hiểu rõ về sự đa dạng của con người, tôn trọng và đối xử bình đẳng với mọi người, và tránh các hành vi phân biệt đối xử, quấy rối tình dục hay bạo lực tình dục.

Ngoài ra, giáo dục về giới tính và tình dục còn giúp trẻ phát triển những kỹ năng sống cần thiết, như là kỹ năng quan hệ giữa con người, kỹ năng giao tiếp và giải quyết xung đột, đồng thời giúp trẻ hiểu rõ về sức khỏe sinh sản và tình dục, giúp cho việc duy trì sức khỏe và phòng ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Tuy nhiên, việc giáo dục giới tính và tình dục cho trẻ em cần được thực hiện một cách thích hợp, phù hợp với lứa tuổi và khả năng hiểu biết của trẻ. Cần có sự hỗ trợ và giám sát của cha mẹ và giáo viên để đảm bảo việc giáo dục này được thực hiện một cách an toàn và hiệu quả.

-Như vậy có là quá sớm đối với trí óc non nớt của các em không?

Việc giáo dục giới tính và tình dục cho trẻ em tiểu học cần được thực hiện một cách cẩn trọng và phù hợp với lứa tuổi và khả năng hiểu biết của trẻ. Tùy vào độ tuổi và giai đoạn phát triển của trẻ, việc giáo dục về giới tính và tình dục có thể được tiếp cận theo cách khác nhau, ví dụ như thông qua trò chơi, đối thoại và các hoạt động học tập thích hợp.

Tuy nhiên, nên lưu ý rằng việc giáo dục giới tính và tình dục sớm cũng có thể giúp trẻ hiểu rõ hơn về cơ thể và cảm xúc của mình, giúp trẻ phát triển một cách toàn diện hơn về sự nhận thức về sức khỏe sinh sản và tình dục, đồng thời hạn chế tình trạng quấy rối tình dục và bạo lực tình dục.

Do đó, để thực hiện việc giáo dục giới tính và tình dục cho trẻ em một cách hiệu quả, cần có sự tham gia chủ động của cha mẹ và giáo viên, đồng thời cần tôn trọng sự phát triển và khả năng hiểu biết của từng trẻ để đưa ra cách tiếp cận phù hợp nhất.

-Như vậy nếu các vị phụ huynh không đồng ý hay không ủng hộ có được không?

Việc tham gia các chương trình giáo dục giới tính và tình dục cho trẻ em là quyết định của từng gia đình. Nếu các vị phụ huynh không đồng ý hoặc không ủng hộ, họ có thể chọn không cho con em tham gia. Tuy nhiên, trước khi quyết định, các vị phụ huynh nên cân nhắc kỹ các thông tin và tài liệu về chương trình giáo dục này để hiểu rõ về nó và có thể có quyết định đúng đắn với con em mình.

-Cám ơn những chia sẻ của bạn.

Không có gì, nếu bạn còn câu hỏi hoặc cần thêm thông tin gì thì đừng ngần ngại để hỏi tôi nhé.

-OK, thanks and bye

Chào tạm biệt, hãy liên hệ với tôi nếu bạn có câu hỏi hoặc cần trợ giúp trong tương lai.

Đăng tải tại Tin Tuc Nội Bộ | Chức năng bình luận bị tắt ở Tìm hiểu về ChatGPT?

Chủ Tiệm Nước – tác giả Đoàn Xuân Thu

Chủ tiệm nước

Đoàn Xuân Thu

Ðời mà! Ai giỏi hơn dạy tui được là tui kêu bằng thầy. Ai sai được tui làm bất cứ thứ gì thì tui kêu bằng bà chủ. Người có hai thứ đó: chính là con vợ của tui.

Em yêu rất tin dị đoan. Ðầu năm Quý Mão, em kêu tui chở em tới nhà Thầy Hai Lắc, gần chợ Footscray, để em coi bói.

Ối thầy Hai Lắc thì tui quen quá xá rồi. Quen từ hồi còn ở Cầu Bông, đường Ðinh Tiên Hoàng, cầu Ða Kao, Sài Gòn. Bị động viên đi Thủ Ðức mùa Hè đỏ lửa năm 1972, hai đứa tui từng chung trung đội, nằm chung ‘sam’.

Thằng chả tên Phúc. Qua đây đi họp hội Cựu quân nhân tình cờ gặp lại thì ‘giả’ đã đổi tên là ‘Lắc’. Tiếng Úc là ‘Luck’. Vì theo ảnh nói, cứ khư khư giữ tên Phúc do Tía mình đặt sợ Úc nó tưởng mình khi không chửi nó? Nó quạu, nó quánh cho cái lỗ mũi ăn trầu cái đầu xỉa thuốc. Về vợ mình nhìn cũng hổng ra luôn.

Mới vừa ngồi xuống chưa nóng đít thì em yêu nói: “Nhờ thầy Hai coi đầu năm em mặc quần áo màu gì hay ở truồng? Xuất hành hướng nào cho nó hên, cho nó trúng lô độc đắc Tattslotto? Rồi năm nay tính làm sui, đi cưới vợ cho con thầy coi tuổi nào hợp?

Nghe vậy, thầy Hai Lắc kêu con vợ tui đưa bàn tay búp măng của em ra. Thấy tui trừng mắt nên em yêu của tui không dám, sợ tui lên dầu sống, ghen sảng: “Ðâu phải coi chỉ tay đâu mà đưa tay? Chỉ coi giờ hoàng đạo, ngày lành, tháng tốt, với lại coi tuổi đi cưới vợ cho con mà thầy đòi nắm tay chi vậy”?

Không nắm được tay của con vợ tui, Hai Lắc cũng hơi quê nói: Anh chị có mấy đứa con? Vợ tui nói: Ba đứa. Thằng lớn Quý Mão, con mèo ăn vụng thành tinh. Thầy Hai Lắc nói “không sao nếu chị tính cưới con dâu tuổi Dậu. Vì tục ngữ có câu: Mèo mả gà đồng”. Thằng kế tuổi Mùi. “Cũng không sao nếu nó lấy vợ tuổi Tuất. Vì tục ngữ cũng có câu ‘Treo đầu Dê; bán thịt Chó!’ Còn thằng út tuổi Sửu. “Cũng không sao nếu nó lấy vợ tuổi Ngọ” Vì tục ngữ cũng có câu: ‘Ðầu Trâu mặt Ngựa!’ Ðó là tam hợp.

Xong, vợ tui tính đưa 50 đô tiền công coi bói. Chắc chê ít nên Hai Lắc lắc lắc cái đầu hói nói: “Chiến hữu mà! Tiền bạc gì? Chị đưa 50 đô nầy cho ảnh đi mua một thùng beer Victoria Bitter cúng tổ là được.

Tui bèn chở con vợ tui về nhà để em yêu lo cúng tất Mùng Ba Tết. Tui mua thùng beer ‘VB’ vác lại để cám ơn thầy Hai Lắc coi bói mà không có nắm tay con vợ của tui.

Hai Lắc cầm tui lại nhậu chơi. Tui nói thôi ra quán đi. Nhậu ở nhà phiền vợ ông. Bả quạu, Tết nhứt bả xách chổi chà ra quét quét, mình xui cả năm đó. Ra quán hả? Không được đâu. Năm nay tui tên Phúc xui lắm. Phần tui tuổi Thân, vợ tuổi Dần. Dần, Thân, Tỵ, Hợi tứ hành xung. Nhậu ở nhà đi! Bưng ra dĩa tôm khô củ kiệu sương sương mới có ba lon là Thầy Hai Lắc bắt đầu nổ phành phành như xe xích lô máy ở Sài Gòn sáng tinh sương đẩy ra đầu hẻm, không cho ai ngủ nghê gì hết ráo.

unnamed (2)

Thầy Hai Lắc nói: “Ông không thấy 7 Phúc, Chủ tiệm nước Quế Sơn, Quảng Nam, vừa bị chúng lột lon hết ráo hay sao?

‘Chủ tiệm nước’ chỉ lo quan, hôn, tang, tế. Ðầu tháng Chín, thì đánh trống tựu trường cho sắp nhỏ đi học.  23 tháng Chạp thì ra Hồ Tây thả cá chép theo ông Táo về Trời. Tết vô thì đi chăn trâu, làm lễ Tịch điền kêu dân cứ an tâm mà làm ruộng. Sao chúng ghét Chủ tiệm nước quá vậy? Trên mạng có tay nào đăng hình photoshopped 7 Phúc chở heo với phụ đề: “Anh về đúng nghề của anh”. Phụ đề như vậy là không chuẩn. Phải là Bác Ðỗ Mười vốn làm nghề hoạn lợn, mới đúng. Trong Nam gọi là thiến heo. Thiến làm heo chết ngắc, người ta bắt đền tiền. Ðỗ Mười phải móc xỉa, chở lợn về xẻ thịt cho ‘bu’ nó đem bán ngoài sạp thịt mà gỡ vốn.

Dân ghét là vì 7 Phúc Quế Sơn cho đàn em từ Bắc vô Nam ăn hối lộ thả ga hàng trăm triệu đô la Mỹ cái vụ chuyến bay giải cứu và bộ xét nghiệm Việt Á. Cho đàn em ăn để lôi bè kết cánh chuẩn bị để giành cái chức Tổng Bí Thư đó mà.

Ối! Bảy Quế Sơn nghỉ làm Chủ tiệm nước thì cứ ‘quy mã’, qua Bolsa Hoa Kỳ mở tiệm mì Quảng là trúng sách!

Rồi có ai lên thay chú Bảy chưa anh? Chưa! Chỉ có Q. Chủ tiệm nước thôi. Q. là viết tắt chữ Quyền. Không đọc ‘cờ lờ mờ vờ’ bà con dân ngu khu đen của mình cứ đọc là Cu; mặc dù đàn bà thì không có ‘Q’.

Chế độ CS xưa giờ chức không Q lại là ông, có Q lại là bà, để không bị mang tiếng phân biệt giới tính. Kẻo chị em ‘hẩy hẩy’ vùng lên “đòi quyền sướng” như bà Ngô Bá Thành trước 1975 là lôi thôi lắm.

Vậy là đảng ‘chỉ đại’ bà Phó Võ Thị Ánh Xuân, giữ chức Q. Chủ tịch nước. Thấy họ Võ nên bọn xấu mồm, xấu miệng tụi nó đồn bả là con rơi của 6 Dân, Võ Văn Kiệt.

Nghe nói bà Q nầy đủ 5 chữ ‘T’: ‘trí tuệ, tự tin, trẻ đẹp, tiến bộ và thành công”. Bà có Cử nhân Hóa nên đám khoa Hoá trường Ðại học Sư phạm Cần Thơ chộn rộn lên hỏi: “Ánh Xuân học khoá mấy để tụi mình dựa hơi nhe mấy cha?!”

Sanh 1970, năm nay chưa tới 53 tuổi thì so với ông già Bảy Chủ tiệm nước 69 tuổi thì Ánh Xuân nhỏ hơn tới 16 tuổi. Không trẻ sao được nè? Rồi cũng có câu người đẹp nhờ lụa. Bả từng làm Bí thư thị uỷ Tân Châu. Mà lụa Tân Châu và quần Mỹ A nổi tiếng cả nước.

Ý tui thấy đưa bà Ánh Xuân lên thế 7 chủ tiệm nước là đúng quá rồi. Ổng 7 trán trợt, rộng như sân đá banh, còn xí xọn xức bi-ăng-tin bóng lưỡng, ruồi đậu phải chống gậy! Thưa xin lỗi nhìn thấy ớn chè đậu đỏ quá.

Thôi chúc chú 7 Chủ tiệm nước thượng lộ bình an, đi mạnh giỏi! Té ghế mà không bị bắt đi chăn kiến như mấy đứa khác là còn hên lắm đó!

Đoàn Xuân Thu

Đăng tải tại Tin Tuc Nội Bộ | Chức năng bình luận bị tắt ở Chủ Tiệm Nước – tác giả Đoàn Xuân Thu

Chuyện vui trên đất Mỹ – tg Dương Chi Lan

ĐÁI NGOÀI ĐƯỜNG

Đái ngoài đường, một chuyện vui trên đất Mỹ.xe13-3367-1439969260

Dương Chi Lan – Tác giả, cho biết bà đã 59 tuổi, cư trú tại San Jose, hiện đang làm cashier. Bài viết về nước Mỹ sau đây được ghi chú “Viết theo lời kể của một người quen tình cờ”.

                                             oOo
Tôi là một bà già quê dốt đặc cán mai, nửa chữ bẻ đôi mà hỏi tui còn hổng biết, làm sao mà nói được tiếng Mỹ. Những người quen biết, ai gặp tui cũng hỏi thăm sao tui hay quá vậy.

Thật ra, chuyện tui “tự nhiên “ được chữa khỏi con mắt bị hỏng, lãnh tiền trợ cấp và được ở nhà housing thiệt hoàn toàn ngoài sức tưởng tượng của tui và tất cả những người quen biết với tui.
Tui qua Mỹ theo làn sóng vượt biên, cũng nhờ gia đình tui là nghề đánh cá, một chiếc tàu vượt biên lớn sợ “bể” đã cho tui đi “chùa” nghĩa là không phải đóng “cây”. Thuyền tui đi lại gặp may nên chẳng gặp một thằng cướp biển nào, khi đến đảo lại được “bốc” vô Mỹ rất nhanh.

Thế là tui được ở một đất nước mà mọi người đều mơ ước. Tui nghe nói nhiều người có tiền mà đi hoài không được, nhiều khi còn bị bắt giam cả mấy năm.

Một hôm, cũng như mọi ngày, tui đi bộ để vừa chiêm ngưỡng những nhà cửa sang trọng với những bãi cỏ xanh và đủ loại hoa đẹp rực rỡ như cảnh tiên. Đang đi bỗng mắc đái không chịu được, sẵn thấy chân cầu có vẻ kín đáo, tui bèn bước vội đến đó, nhìn trước nhìn sau thấy coi bộ hổng có ai dòm, chỉ có xe hơi chạy nườm nượp hàng hàng lớp lớp, yên chí lớn, ai mà thèm dòm đít bà già. Thì tui đã quen làm như vậy khi ở Việt Nam mà!

Tui ung dung ngồi chồm hỗm xuống, khoai khoái dễ chịu vô cùng. Vừa đứng lên thì xe cảnh sát ở đâu bất ngờ trờ tới, thắng nghe một cái réec, ra dấu biểu tui để hai tay lên xe, tui vừa để lên thì nó lấy hai tay tui bẻ quặt ra đàng sau, tui nghe một tiếng “cắc” rồi cảm thấy hai cổ tay lạnh ngắt, thì ra tui đang bị còng tay.
Tui sợ điếng người nhưng đành chịu vì có biết tiếng Mỹ nào đâu mà nói với chẳng nói. Mấy ổng dìu tôi vô xe, thật ra mấy ổng vừa dìu vừa đẩy thì đúng hơn vì tui thấy sợ quá, không muốn vô xe cảnh sát chút nào.

Mấy ông cảnh sát đưa tui tới một chỗ gì mà thấy rùng rợn lắm, chỗ nào cũng có máy móc thấy ngộp, muốn xỉu. Một ông đi đâu một hồi rồi trở lại với một ông khác, nhìn thấy ông này tui càng sợ hơn vì ổng mặc cái áo choàng màu xanh và lại còn đeo mặt nạ màu xanh, không biết họ sẽ làm gì tui đây! Tự nhiên tui nổi gai ốc khắp người. Ông mới ra dấu biểu tôi nằm vô giữa máy rồi ấn hết nút này đến nút khác, một hồi cái đầu tui bị kẹp chặt, tui cố cựa quay mà hổng ăn thua gì. Tui nhắm mắt lại thật chặt, bụng nghĩ là chắc tụi nó cho tui lên máy chém, tui niệm Chúa niệm Phật lung tung. Biết vậy thà ở Việt Nam cho sướng hơn, muốn đái đâu cũng được, cùng lắm thì bị chọc quê chứ làm gì mà tới phải lên máy chém! Nhớ lại hồi còn ở Việt Nam, mỗi lần đi xe đò, lâu lâu xe đậu lại là mấy ông mấy bà mạnh ai nấy đái: mấy ông thì cứ đứng đái đại lề đường, còn mấy bà thì kiếm lùm cây.
Tui tưởng mình đã chết, chợt nghe hai bên đầu được nới rộng dần, rồi có người lay tôi dậy. Thì ra tui vẫn còn sống! Để chắc ăn, tui lắc thử cái đầu và sờ vào cổ không thấy máu me gì cả. Hú hồn!
Rồi có một người Việt Nam đến, ông ta tự giới thiệu là thông dịch, họ đua nhau hỏi tại sao tui có sẹo trên mặt phía trên con mắt bên phải, họ nói trong óc của tui có dấu vết tổn thương nặng. Hèn chi tui nhức đầu hoài. Họ hỏi tui nhiều câu lắm.

Kết quả gởi về tận nhà cho biết tui bị thần kinh và bị mù một mắt. Họ còn gởi cho tui nhiều giấy tờ khác nữa. Nhờ những giấy tờ này mà sau này tui được hưởng đủ thứ giúp đỡ: được Mỹ chữa khỏi con mắt bị hư, được cấp thuốc uống không mất tiền, rồi lại còn được ở nhà housing đến bây giờ, mỗi tháng tui còn được lãnh một món tiền nho nhỏ, tui xài tiện tặn, lâu lâu gởi về chút đỉnh cho bà con, hàng xóm.

Nếu tui còn ở Việt Nam thì giờ này vẫn còn ngày hai bữa ăn cơm với rau muống luộc chấm nước mắm, một giỏ cá nục phải chia ra ăn cho đủ hai ngày. Con mắt của tui làm gì mà có tiền chữa, mà có tiền chưa chắc đã chữa được. Cái đầu của tui bây giờ không còn bị giựt giựt như trước khi được Mỹ mổ. Thiệt không uổng công tui vượt biên đi Mỹ chút nào.

Nhưng xin bà con đừng bắt chước tui mà đái ngoài đường à nghen! May mà họ tưởng tui điên. Người không điên làm sao dám làm chuyện đó ở xứ văn minh lịch sự này! Tui nghe người ta nói tội đái bậy bị phạt rất nặng mà còn bị ghi vào lý lịch suốt đời. Nước Mỹ có nhà vệ sinh sạch và tiện nghi lắm, bởi vậy nên nó được đặt tên là “Rest room” là “nhà để nghỉ” đó mà. Nghe nói đi xa vài chục dặm là có một “rest area” để khách du lịch đi vệ sinh và nghỉ ngơi thoải mái không những thế còn có những bàn ghế bằng đá, có thùng đựng rác khắp nơi và nhất là có phong cảnh rất hữu tình. Vậy thì đái bậy bị phạt nặng cũng phải.

Tui cũng muốn nói thêm điều này, vì đây là điều tui rất khoái: người nào đến xứ Mỹ cũng biến thành người lịch sự, đi đâu làm gì cũng “get line” chớ không có thói quen chen lấn như ở nước mình nên bà con cứ yên tâm. Tui bây giờ cũng lịch sự lắm.
Mỗi lần kể chuyện này, tui chỉ muốn đi tìm lại hai ông cảnh sát Mỹ để nói lời cám ơn đã còng tay tui lúc đó. Nếu không thì làm gì tui có ngày nay.

Đăng tải tại Tin Tuc Nội Bộ | Chức năng bình luận bị tắt ở Chuyện vui trên đất Mỹ – tg Dương Chi Lan

Nước Mỹ Xuân Về – Thơ TPK

NƯỚC MỸ XUÂN VỀ

332366527_1345172389638486_9012141338089901157_n

Xuân về trên đất Mỹ
Chẳng pháo nổ râm ran
Chẳng mâm đèn lễ bái
Chỉ nắng trãi tơ vàng
Mùa xuân về rất nhẹ
Chim ríu rít trên cành
Cây đâm chồi nẩy Lộc
Thảm cỏ lên màu xanh
Khắp nẻo đường đây đó
Hoa trổ sắc muôn màu
Trước nhà hoa đào nở
Khoe nụ thắm bên nhau
Bầu trời xanh thăm thẳm
Phấn hoa vàng khắp nơi
Khổ cho ai dị ứng
Mắt mũi ngứa quá trời
Chẳng cần ai mong đợi
Mùa xuân vẫn cứ về
Điểm tô cho trần thế
Mặc ai thích ai chê.

TPK

Đăng tải tại Tin Tuc Nội Bộ | Chức năng bình luận bị tắt ở Nước Mỹ Xuân Về – Thơ TPK

Đường xưa lối cũ – Phạm Tín An Ninh

duong-xua-loi-cu00-590x360

Phạm Tín An Ninh – Tôi xin mượn tên một bài hát của cố nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ làm tựa cho bài viết có lẽ không đâu vào đâu này, để cám ơn chị bạn Ninh-Hòa có cái họ vừa đẹp vừa buồn – Lương Lệ- đã hát tặng trong đêm đầu tiên chúng tôi vừa trở lại quê nhà, ở cái quán cà phê mang tên khá lạ; Hòn Kiến, nằm trong một khu vắng vẻ trên con đường Bạch Đằng quen thuộc của một thời tôi còn lang thang đi học ở Nha Trang  Bài hát dù hay nhưng xưa cũ lắm, tôi đã nghe rất nhiều lần, đến gần như không còn cảm xúc. Nhưng hôm nay ngồi nghe chị hát mà lòng chợt ngậm ngùi. Bởi vì chính bây giờ đây, tôi đã trở về và đang đi trên những con đường xưa lối cũ ấy.

Không ngờ chị hát thật hay, thật truyền cảm. Tôi nghe tên chị từ lâu lắm, nhưng hôm nay lần đầu tôi gặp chị. Tôi mới chợt nghĩ ra rằng, ở Ninh Hòa, cái họ Lương này, dù ở Phú Hòa hay là ở Xóm Rượu gì cũng đã từng vang bóng một thời, đã từng làm khổ biết bao chàng, từ thư sinh đến anh hùng hào kiệt. Bà xã tôi thường nhắc tên một cô bạn thân, cùng lớp, cùng đội múa Trăng Mường Luông ngày xưa, đẹp và hiền như ma soeur, nhưng bất cứ lúc nào cũng có thể khóc được. Hỏi ra thì cô nàng có cái tên Lương-Lệ Bích-San. Tôi bảo, cô ấy dễ khóc là phải, vì trong cái tên lúc nào cũng đã có sẵn cả một dòng nước mắt. Đêm nay cũng có Bích San và ông xã. Anh ngồi bên tôi, rất hiền lành, chỉ mỉm cười, ít nói, thì thầm đọc cho tôi mấy câu thơ về một chuyện tình buồn. Anh làm thơ hay lắm nhưng cho tôi cái cảm giác là cuộc tình của hai người ngày xưa cũng có cả một trời sóng gió. Trước năm 75, anh là giáo sư của vài trường trung học ở Ninh Hòa, nhưng bây giờ anh làm một việc giống như một “cai trường”, sống âm thầm lặng lẽ ở Nha Trang. Chị bạn hát tặng chúng tôi bài hát mừng hội ngộ tối nay, chắc lúc xưa cũng đã từng làm dại khờ bao nhiêu trái tim của đám học trò lẫn các ông thầy Trần Bình Trọng, Võ Tánh.

Được tin bà già vợ đau rất nặng, phải vào nhà thương trong tình trạng rất nguy ngập mà không ai chăm sóc, nễ tình bà vợ Ninh Hòa, tôi tháp tùng một chuyến cố hương. Lần đầu tiên sau hơn ba mươi năm, bất ngờ được ăn một cái Tết quê nhà. Đêm giao thừa, nằm ở Ninh-Hòa mà thấy lòng buồn bát ngát một mùa thu. Có lẽ, tuổi đã già nên không còn cái nao nức của thời xưa, hay là còn cái cảm giác quê hương mình sao vẫn còn xa lạ quá. Ngay trước nhà là một chợ hoa, nhiều nhất là hoa cúc với hoa mai. Dường như hai loại hoa này đang mang mùa xuân đến cho Ninh-Hòa. Sắp đến giờ giao thừa mà hoa vẫn còn đầy ngoài đường, trước ngõ. Người ta phải bán với cái giá chỉ để khỏi phải trả tiền chuyên chở lại về nhà trên các vùng như Quang Đông, Chấp Lễ. Tội nghiệp, những người trồng hoa có lẽ đã phải vất vả suốt cả năm, để mang mùa Xuân đến cho mọi nhà, nhưng rồi không biết mùa Xuân có đến được nhà của chính họ hay không ?

Sáng mồng một Tết, dự định ghé lại thăm một vài người quen, nhưng ngại có người kiêng cữ. Một kẻ lưu lạc tha phương xông đất biết đâu lại là cái điềm chia lìa nào đó. Nên cuối cùng đón xe lửa trở lại Nha Trang để tìm một chút yên bình. Đi xe lửa bây giờ là điều thú vị, vừa được ngắm cảnh núi non đồng ruộng, vừa được nghe toàn những bản nhạc”vàng” tình ca của miền nam thuở trước và nhớ lại cái thời vào trọ học Nha Trang , cuối tuần chỉ toàn đi xe lửa “cọp”.

Nha Trang, dù có cái gì xa lạ nhưng lúc nào cũng đẹp. Đẹp để đủ cho lòng người ta nuối tiếc mông lung. Bởi ngồi trước biển Nha Trang mà tâm tư cứ mơ hồ giữa cái còn và cái mất, giữa ngày xưa với bây giờ. Cái nhớ nhất, sâu lắng nhất còn lại trong lòng là kỷ niệm của một thời đi học, của những mối tình học trò vụng dại dễ thương.

Niềm vui là tìm gặp được những bạn bè cùng lớp ngày xưa để còn thấy mình trẻ lại. Nhưng vui đó rồi buồn đó. Bởi bây giờ ai cũng đã già và mỗi người một số kiếp long đong.

Một thằng bạn cùng học ba năm cuối cùng ở trường Võ Tánh, to con, đẹp trai và học giỏi. Sau này cũng là bạn lính. Ở tù hơn bảy năm nên bạn bè ai cũng nghĩ là nó đã đi diện HO và đang nổi trôi nơi nào trên nước Mỹ, không ngờ còn gặp lại nó ở Nha Trang.

Sau sáu tháng nó vào tù, cô vợ “Bắc Kỳ nho nhỏ” mang ba đứa con (mà đứa lớn nhất mới vừa năm tuổi) giao cho bà nội ở trên Thành, Diên Khánh, rồi sang sông….. về đâu đó, không bao giờ trở lại thăm con. Bà nội thì già, mấy đứa nhỏ bấu víu vào ông chú, vừa tốt nghiệp kỹ sư Nông Lâm Súc, nhưng bởi có ông anh là “ngụy đang cải tạo”, nên được chức phụ hồ cho một ông thợ nề là bác họ. Trong lúc phụ hồ xây dựng một bệnh viện, anh làm quen được một chị đầu bếp của bệnh viện, Không biết tài ăn nói thế nào mà anh làm cô đầu bếp động lòng trắc ẩn, thương cảm hoàn cảnh mấy đứa cháu dại không mẹ không cha. Cô sẵn sàng làm mẹ nuôi. Với tất cả tiền bạc và tấm lòng, cô đã cưu mang ba đứa bé còn hơn cả một người mẹ. Ba đứa nhỏ lớn lên cứ tưởng cô là mẹ. Cái tình mẫu tử này sao mà hiếm hoi và bi tráng quá. Thì ra trong cái thời nhá nhem tình nghĩa ấy vẫn còn có những tấm lòng hơn cả chữ từ bi viết trong mấy ngôi chùa.

Bảy năm sau, thằng bạn tôi được thả về, cúi mình trước người con gái lần đầu tiên gặp mặt để xin lạy một lạy tạ ơn. Cô nắm tay ngăn lại. Đúng giây phút ấy, bốn mắt nhìn nhau và cùng rơi lệ. Họ ôm nhau và yêu nhau rồi lấy nhau… Hôm gặp chị, tôi tò mò hỏi lý do nào chị yêu và lấy thằng bạn khốn cùng của tôi trong lúc chị còn con gái. Chị cho biết vì không thể rời xa ba đứa nhỏ mà chị cứ tưởng là con ruột của chính mình. Chính cái tình thương gắn bó mấy đứa nhỏ mà chị trở thành vợ của ba nó. Còn tôi thì lại mơ màng suy ngẫm đến hai chữ duyên nợ của đất trời.

Sau này chị làm đầu bếp cho một nhà hàng ở bờ biển Nha Trang. Thằng bạn tôi và mấy đứa con vẫn sống trên Thành, vì với cái lý lịch đen, không thể xin được cái hộ khẩu về thành phố. Còn chị vợ thì tiếc cái hộ khẩu ở thành phố, mà không muốn chuyển lên Diên Khánh. Mặc dù ban ngày làm ở Nha Trang nhưng tới tối là chị chạy xe Honda về với chồng con.

Cũng chính vì cái “hộ khẩu” mỗi người một nơi ấy, mà khi thằng bạn của tôi nộp đơn xin đi theo diện HO, bị phái đoàn Mỹ từ chối, trả lại hồ sơ và sỉ vả một trận, vì nghĩ chị vợ tốt bụng này chỉ là vợ giả, trả tiền cho nó để được bỏ nước ra đi. Chuyện tình ngay mà lý gian ấy cũng đã làm vợ chồng tốn kém và khốn khổ một thời. Sau mấy lần khiếu nại, cái ân sủng cuối cùng là: chỉ có người cha và ba đứa con được ra đi vào đợt cuối HO. Còn chị vợ sẽ vĩnh viễn không bao giờ được bước chân đến Mỹ.

Bạn tôi quyết định ở lại với người vợ ân tình, mà anh coi như ông trời đã sai xuống dương trần này để gánh vác cho mấy cha con.

Bây giờ ba đứa con đã là người lớn. Thằng bạn tôi ở nhà chăm sóc ngôi từ đường, nuôi mấy con heo và nấu cơm cho con cho vợ. Chị ấy vẫn làm ở khách sạn dưới Nha Trang.

Hôm đứa con gái lớn lấy chồng, chị khuyên mãi thằng bạn tôi mới báo tin cho bà mẹ ruột bạc tình, bây giờ đang lấy một ông chồng người Thụy Sĩ. Bà ấy cũng vác bộ mặt đầy son phấn trở về. Nhưng đứa con gái chỉ cho bà đến nhà hàng dự tiệc mà từ chối sự hiện diện của bà trong hôn lễ. Con bé bảo rằng, bà chỉ là một cái máy đẻ ra tôi, nhưng mẹ tôi chính là vợ của ba tôi bây giờ.

Tôi rót một ly rượu mừng cho cả cái vô phúc lẫn cái diễm phúc của thằng bạn cũ, nhưng rót đến hai ly để mời vợ nó. Một ly mừng và một ly để nói hộ giùm tôi lòng biết ơn và ngưỡng mộ.

Tội quay sang bảo thằng bạn:
– Dường như chính phủ Mỹ vừa cho mở lại diện HO, mày thử nộp đơn lại xem sao.

Nó xua tay:
– Tao chẳng cần đi đâu nữa, vì ở đâu có bà vợ tao đây là ở đó có thiên đường.

Tôi đùa:
– Mày nói còn hay hơn mấy ông linh mục trong nhà thờ.

Tôi choàng tay ôm vợ chồng nó mà nước mắt trào ra. Tôi nghĩ, nó vẫn còn tác phong của một thằng lính.

Một cô bạn học từ năm đệ tứ. Mùa hè năm rồi sang Mỹ thăm cô con gái là ni cô tu ở một ngôi chùa nữ dưới Los Angeles, bất ngờ đọc được bài viết của tôi trong Đặc San Hội Ngộ Võ Tánh & Nữ Trung Học Nha Trang, trong đó tôi có nhắc đến tên nàng, rồi lần mò tìm ra tông tích của tôi.

Ngày xưa là một cô bé khá xinh và học giỏi. Sau này có thời làm phóng viên chiến trường cho QĐ II. Ông chồng gốc Võ Bị Đà Lạt, chết một tháng trước ngày có chuyến bay theo diện HO. Nàng dắt hai đứa con gái lưu lạc khắp nơi, với một số vốn liếng của mẹ cha để lại. Cuối cùng, khi kinh tế ổn định, mẹ con về mua một ngôi nhà bên cạnh Quan Âm Tự ở Sài Gòn. Cô con gái út vừa học đại học vừa tu học trong chùa. Còn nàng thì tu tại gia và cũng là một nhà thơ.

Ngồi trên máy bay trở lại Nauy, tôi đọc hết hai tập thơ của nàng ký tặng lúc chia tay. Nàng làm thơ Đường thật hay và cảm động. Tôi nghĩ, nếu Đức Phật mà đọc được thơ nàng thì cũng phải rơi nước mắt xuống tòa sen.

Mấy ngày ở Sài Gòn, tôi ghé thăm chị Hà , một người con gái gốc gác “quan họ” nhưng lúc nào cũng nặng lòng với Ninh Hòa. Ông bố ngày xưa là một niên trưởng của tôi trong quân đội, nên ngôi nhà nhỏ, dù là của gia đình đã bao đời, bây giờ vẫn chưa có “sổ đỏ”, trông cũ kỹ nhất trên con đường Minh Mạng xưa, vì không được phép sửa sang lại. Vẫn với nụ cười, từ tốn và lịch thiệp đủ để cho người lạ dễ làm quen và có cảm giác gần gũi thân thiện. Tôi hiểu lý do tại sao, giữa Sài Gòn với những bề bộn trong mấy ngày giáp Tết, bao nhiêu người phải đi ngược về xuôi, vậy mà cuộc họp mặt tất niên của Hội Đồng Hương Dục Mỹ & Ninh Hòa của chị có đến hơn một trăm người hiện diện. Nghe tôi ghé thăm, có một anh bạn trẻ Ninh-Hòa cũng đến chờ tôi. Chính cái cách biệt tuổi tác, cái khoảng cách không gian giữa ngoài và trong nước, lại là một sự gắn bó đến không ngờ. Chúng tôi có biết bao nhiêu điều để nói, từ hoài cảm về một thời xa xưa, đến những buồn vui trăn trở bây giờ.

Tội nghiệp người bạn trẻ có lòng. Hôm sau, anh xin nghỉ làm nguyên cả buổi sáng… ghé lại khách sạn rủ tôi ra quán cà phê tâm sự. Tôi có cả xót xa và hạnh phúc, khi thấy mình đã già, trí óc có thể đã cằn cỗi, lỗi thời nhưng lại có rất nhiều ưu tư, suy nghĩ rất gần với người bạn trẻ, vừa có lòng vừa có kiến thức này. Những nhận định, từ cái tư cách của ông nhạc sĩ Phạm Duy, những điều đáng buồn của quê hương đất nước: đạo đức xã hội ngày càng bị xói mòn, người ta làm giàu không từ nan bất cứ một thủ đoạn nào, ngay cả bán phụ nữ đi làm nô lệ -kể cả nô lệ tình dục-và bán cả một phần giang sơn đất nước.

Nói chuyện với anh, tôi chợt nhớ tới cái kết luận của nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng, khi đọc Le Fils de La Baleine (Kẻ Thừa Tự của Ông Nam Hải), tác phẩm nổi tiếng trên thế giới vào những năm giữa thập niên 50-60, của ông Thầy, nhà văn Cung Giũ Nguyên (nguyên tác bằng tiếng Pháp, xuất bản lần đầu ở Pháp năm 1956. Sau đó được dịch ra nhiều thứ tiếng và tái bản ở Đức và Canada):

“Người ta tôn vinh, thờ phụng một con Cá Voi chết, nhưng tại sao người ta lại tàn nhẫn với cuộc sống của một con người. ? – Xin đừng choàng vòng hoa cho một người đã chết và hãy yêu một người đang sống”.

Chiều hôm qua, trong khi bà vợ Ninh Hòa đi mua sắm, làm tóc làm tai, tôi nằm dài trong hotel đọc hai cuốn sách. Cả hai cuốn sách này tôi đã đọc qua trên mạng, cùng với bao ý kiến khen chê từ trong ra ngoài nước: Nhật Ký Đặng Thùy Trâm (*) và tiểu thuyết Bóng Đè (*). Một cuốn đề cao một nữ bác sĩ hy sinh trong cuộc chiến, mà cuốn nhật ký của cô được kẻ cựu thù là một ông Mỹ vô danh nào đó gìn giữ và trao lại cho gia đình. Tội nghiệp, lại thêm một cái chết nữa bị người ta lợi dụng. Còn cuốn kia nói về hiện tượng một cô gái bị bóng ma của mấy đời nhà chồng: ông, cha, từ trên bàn thờ trong nhà họ, đêm nào cũng xuống đè cô hãm hiếp. Tôi thích cuốn tiểu thuyết này, tác giả là một cô luật sư trẻ ngoài Hà Nội. Dường như báo chí trong nước phê phán gắt gao về những từ ngữ tả chân tình dục. Riêng tôi, tôi thích thú cái ý đằng sau những từ ngữ ấy. Đúng như vậy, có biết bao nhiêu người tuổi trẻ mà tôi biết hay đã gặp, như người bạn trẻ đang ngồi trước mặt tôi đây, với tấm lòng, kiến thức và nhiệt huyết, họ thừa khả năng để đưa đất nước vươn lên. Những cái bóng ma của quá khứ chỉ làm cho họ thêm nặng nề, ngộp thở. Chia tay anh, suốt trên đường về lại hotel… lòng tôi miên man với bao suy tư và hy vọng.

Ở Nha Trang, bất ngờ gặp vợ chồng cô bạn ở bên con sông Dinh và cây cầu Sắt, học cùng lớp và cũng cùng đội múa với bà vợ Ninh Hòa của tôi ở Trần Bình Trọng, cũng trở về từ một nơi nào đó. Ông bà cứ như là đám mây trên trời. Chợt đến rồi chợt đi. Không biết những nơi hai người đi qua có còn để lại vết tích của một đôi tình nhân sáu mươi. khi “con tim đã vui trở lại” ?

Gặp cô bạn thân thiết một thời này, bà xã tôi bèn làm ngay một cuộc họp bạn bỏ túi. Bốn người bạn cùng lớp, trôi nổi mỗi người một cảnh, bây giờ gặp lại nhau, thôi thì tha hồ mày tao mi tớ, và kể đủ thứ chuyện dưới đất trên trời, làm tôi nhớ đến mấy câu thơ “làm chơi” của một ông bạn vong niên:

Một đám con nít sáu mươi
Gặp nhau bỗng thấy nhớ trời đất xưa
Nhớ ngôi trường cũ dưới mưa
Nhớ thầy nhớ bạn nhớ giờ ra chơi
…..
Một đám con nít sáu mươi
Tìm nhau kể chuyện trên trời dưới sông
Trên trời mây nổi mênh mông
Dưới sông bèo dạt bềnh bồng nổi trôi…

Một người nhắc tới anh bạn “ốm tong teo” cùng lớp, nhà thơ Quan Dương, đang lưu lạc ở New Orleans, vừa bị cơn bão Katrina rượt chạy sang tận Houston-Texas, và cho biết là dường như có một tờ báo trong nước luận (tội) về thơ Quan Dương. Tôi bảo là thơ Quan Dương chỉ kể lại những cái đau của người miền Nam trong những ngày tháng cũ. Có luận thì cũng chỉ thấy tội…nghiệp mà thôi. Đã là con người, lại là một nhà thơ.., xin hãy để cho họ nói lên những nỗi niềm tận đáy lòng của họ. Làm thơ cũng chỉ là một sự giải tỏa những niềm đau, những ẩn ức còn ở trong lòng. Chính những ông Văn Cao, Phùng Quán, hai nhà thơ nổi tiếng nhưng đã bị tù đày, tàn tạ gần cả một đời chỉ vì “…muốn làm nhà văn chân thật / Sét nổ trên đầu không xô tôi ngã / Bút giấy tôi ai cướp giật đi /Tôi sẽ dùng dao viết văn lên đá ” cũng đã từng nhờ thơ mà sống còn, bởi “có những lúc ngã lòng,.. nhờ vịn câu thơ mà đứng dậy”. Bây giờ nhà nước đã phải chấp nhận ngợi ca giá trị thơ văn của hai ông, như là một đóng góp quý giá, lớn lao vào sự nghiệp văn hóa chung của dân tộc. Đặc biệt tên Văn Cao đã được dùng đặt tên cho một con đường ngay giữa lòng Hà Nội. Tiếc là mọi thứ chỉ xảy ra khi ông sắp chết !

Một anh bạn trong nước cho biết thêm một điều thú vị : “ông chủ tịch tỉnh” bây giờ là bạn học cùng lớp cùng trường Trần Bình Trọng với Quan Dương ngày trước (nằm vùng). Không biết ông ta có chút xót xa nào khi đọc được tập thơ Ruột Đau Chín Khúc của Quan Dương , và nếu bây giờ gặp nhau, liệu “ông chủ tịch” có tay bắt mặt mừng, hay lại bắt thằng bạn xưa nhốt vào trại tù “cải tạo” thêm vài ba năm nữa ? Ôi ! cuộc chiến tranh Việt nam sao mà bi thảm quá !

Tôi từ giã Ninh-Hòa vài ngày sau Tết, nhưng không biết Quê hương mình có thực sự bước vào một mùa Xuân ? Tôi nhìn thấy người ta bắt đầu phóng những con lộ lớn từ quốc lộ “đại hàn” nối về khu thị trấn. Tôi cũng mừng về những đổi thay muộn màng đó của quê hương, nhưng thầm mong những con lộ mới làm này cũng sẽ nối lại được cái tình tự của con người Ninh Hòa, người Việt Nam với nhau. Bất giác tôi nhớ tới những đồng đội bất hạnh của tôi còn nằm lại trong Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa, mồ mả của họ đã bị đập phá, san bằng, người nhà không được tự do sửa sang, thăm viếng. Vết thương cũ trong lòng tôi nhói đau trở lại, tựa hồ như đang có trăm ngàn vết chém.

Phạm Tín An Ninh

Đăng tải tại Tin Tuc Nội Bộ | Chức năng bình luận bị tắt ở Đường xưa lối cũ – Phạm Tín An Ninh

TẠI SAO ĐẬP PHÁ MIẾU THỜ NGƯỜI ĐÃ KHUẤT_Kiều Vũ

Tại Sao Đập Phá Miếu Thờ Người Đã Khuất?

This image has an empty alt attribute; its file name is mieu-charlie-hill.jpg

Miếu Thờ Cố Đại Tá Nguyễn Đình Bảo trên Đồi Charlie bị đập phá

Ngôi miếu nhỏ chơ vơ trên đồi vắng

Phơi thân cùng nắng gió mưa sa

Nơi an nghỉ những người con Đất Mẹ

Lặng lẽ đơn sơ một “mái nhà”

Charlie đồi máu hè đỏ lửa

Thiên thần mũ đỏ giữa sa trường

Ngựa trời vó mỏi trên đồi gió

Vị quốc vong thân -ánh sao rơi!…

… Nửa thế kỷ vẫn ngùn ngụt sóng

Sóng căm thù trên xác anh em

Rễ cây xuyên mồ!… “Thương Tiếc” đổ!…

Miếu nhỏ Charlie cũng nát tan!…

Vẫn tráo trơ hợp hòa hợp giải

Vẫn ăn mừng trên xác đồng bào *

Thương binh “ngụy” cả cuộc đời tan nát!…

Lê thân tàn sau cuộc “đổi đời”(!)

-Đổi đời Ba Mươi tháng Tư

-Trả thù bất tận từ loài cộng nô!…

Cộng sản còn -“vết nhơ” nhân loại

Phải diệt vong, không thể đổi thay!…

Cộng Hòa người lính xưa nay

Hoa trên đầu súng, sáng ngời chính tâm

Người Lính Việt Nam Cộng Hòa

Đóa Hoa Bất Tử Việt Nam Lạc Hồng!…

KIỀU VŨ 18.02.2023

Đăng tải tại Tin Tuc Nội Bộ | Chức năng bình luận bị tắt ở TẠI SAO ĐẬP PHÁ MIẾU THỜ NGƯỜI ĐÃ KHUẤT_Kiều Vũ

HỒI TƯỞNG_Nguyễn Đình Phương Uyển

HỒI TƯỞNG

Hồi Ký của Nguyễn Đình Phượng Uyển

(Con gái của Nhà Văn Nguyễn Đình Toàn)

This image has an empty alt attribute; its file name is ng-dinh-toan.png

Nhà Văn Nguyễn Đình Toàn

1/THUỞ BÉ

Mỗi chủ nhật, anh em tôi thường được bố mẹ chở đi chơi. Chỗ thường ghé nhất là quán kem Givral ở góc đường Tự Do và Lê Lợi. Chúng tôi được chọn món kem hay bánh ngọt mình thích, dù đó là phần mình ăn không hết. Mẹ tôi tiếc của, bảo lựa món nào hai đứa cùng ăn chung được. Thế là anh em cãi nhau loạn xị. Bố tôi chặc lưỡi “ Kệ ! Cứ để tụi nó lựa riêng đi” Mẹ tôi thở dài nhưng khỏi nói cũng biết là anh em tôi sướng đến phát rồ. Chủ nhật mà ! Nhiều khi chúng tôi còn được bố cho mấy đồng cắc để bỏ vào cái máy trong tiệm cho nó phát ra nhạc nữa. Ăn chán, các cụ dẫn chúng tôi qua công viên bên kia đường chơi , nơi có tượng một người lính mặt mũi đen sì, đầu đội nón sắt, tay cầm súng, dáng như đang tiến công. Hồi đó tôi sợ bức tượng này vì gương mặt rằn ri của người lính và vì nó to quá khổ so với đứa bé năm sáu tuổi như tôi. Bức tượng làm tôi nghĩ đến ông khổng lồ chuyên đi bắt con nít về ăn thịt trong truyện Cậu Bé Tí Hon.

Có khi chúng tôi được đi xem phim chưởng hay phim trẻ con nữa. Đến giờ tóc đã đổi màu, tôi vẫn còn nhớ cảnh Bạch Tuyết nằm chết trong hòm kính trong suốt rắc đầy hoa, xung quanh là Bảy chú lùn khóc tỉ tê hay chiếc áo đầm rực rỡ màu vàng Mặt Trời, lấp lánh màu trắng Mặt Trăng và lung linh màu xanh Biển của Công Chúa Da Lừa… Tôi mơ được gặp các diễn viên đó ngoài đời và mơ mình sẽ có những bộ váy đắt tiền ấy. Tối nằm ôm gối, tôi còn ước được nắm tay các chàng Hoàng Tử khôi ngô tuấn tú trong phim, rồi nhắm tít mắt lại cười rúc rích.

Saigon khi ấy, trước khi vào phim chính, người ta hay chiếu phim thời sự. Vài lần tôi nhìn thấy Bố mình trên màn ảnh trong khúc phim này. Số là ông được lãnh Giải Nhất Văn Học Nghệ thuật Toàn quốc của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa nên người ta làm phóng sự. Tôi nhớ Bố tôi mặc complet đen, tóc bôi keo bóng loáng, chải ngược ra sau khoe vầng trán rộng, mắt kiếng gọng sáng, lên bắt tay Tổng Thống. Mấy anh em lao xao “ Bố kìa ! Bố kìa !” cốt để khoe với người chung quanh nhưng rạp đã tắt đèn, chả ai thèm quay nhìn lũ con nít.

2/TÁC PHẨM ÔNG ĐOẠT GIẢI “Áo Mơ Phai”, miêu tả chi tiết về quang cảnh Hà Nội. Chi tiết đến từng góc phố, từng con đường, từng mùi hương…

Hà Nội qua ngòi bút của ông đẹp như tranh thế mà Cộng Sản lại BỎ TÙ ông vì tác phẩm này. Giải thưởng từ tay Tổng thống có nghĩa là bố tôi nợ máu với Việt cộng nhiều hơn ai hết thảy.

Lẽ ra họ nên cám ơn bố tôi

-đã viết về cái đẹp ở Hà Nội, trong cả một cuốn sách, hàng trăm trang giấy

-mà ngay chính họ đã từng ở đến bao nhiêu đời vẫn không ra được cuốn nào.

-Họ gọi ông là nhà văn phản động.

-Họ thù hằn ông chưa đủ, họ thù luôn cả con cái ông.

Bà hiệu trưởng trường tôi, Hồ Thị Bảnh, đôi mắt trợn lộ nhiều tròng trắng, môi đen xì và làn da tai tái, làm tôi, dù bé con, đã liên tưởng đến câu ngạn ngữ “Mắt trắng dã. Môi thâm sì. Da thiết bì.”.

Bà búi tóc củ tỏi, bọc trong miếng voan đen có kẹp tăm chặn sau gáy. Tạng bà thấp, chân vòng kiềng làm dáng đi có vẻ khập khiễng. Bà luôn mặc quần đen, loại vải khi đi đứng sẽ cọ vào nhau nghe sột soạt và mấy cái áo Bà Ba màu lạnh, có hai túi trước bụng. Giờ ra chơi hay trước giờ vào lớp, bà thường ngồi chồm hổm trước văn phòng, hai chân dạng rộng, một cánh tay thả lỏng trên một đầu gối, tay kia chống cằm, cùi chỏ đặt trên gối bên kia, lia mắt vào đám học trò. Trông bà ngồ ngộ so với các giáo viên khác vì họ luôn mặc đồ Tây, có cô giáo còn mặc áo dài đi dạy vào thứ hai đầu tuần, dù phải đạp xe hơn chục cây số.

Bà nói với học trò và phụ huynh trong trường rằng chị em tôi thuộc “Thành phần gia đình phản động, không nên quen biết.” Bà còn cài cắm ăng ten trong lớp để rình mò tôi.

Thời đó, đầu năm, trường bán rẻ hay phát cho học trò loại tập vở đen sì. Tập năm trước còn mấy trang chưa viết, tôi xé ra , đóng lại thành cuốn tập mới. Nếu có một quyển tập trắng, tôi kẻ thêm hai ba dòng ngoài lề để viết cho đỡ hao giấy và thường dành nó cho môn học hay thầy cô nào mình thích nhất.

Khi biết bà Hồ Thị Bảnh dạy môn Chính Trị lớp mình, tôi nói bâng quơ với chúng bạn “Tui sẽ dùng cuốn tập đen nhất, xấu nhất để học môn bả.” Vài ngày sau, trong giờ chào cờ, bà nói trước cả trường “ Có em nói không thích học giờ chính trị của tôi, sẽ dùng cuốn tập xấu nhất để viết bài” Tôi run như cầy sấy. Lời bà nói làm tôi giống như kẻ phản động – dám ghét môn chính trị – Tôi sợ bị đuổi học, bạn bè sẽ nghĩ tôi hư đốn, học dở hay phá phách. Tôi sợ bị làm nhục trước cả trường.Cũng may thầy cô giáo bộ môn thường dành cho tôi một mối quan tâm đặc biệt, không rõ vì thấy tôi chăm chỉ hay vì tôi là con của một nhà văn- bị cho là phản động.

Tôi thích đi học và tôi cũng sợ đi học. Trẻ con nào có thể chống đỡ với những đòn thù như thế?

3/PHẦN THƯỞNG VĂN HỌC của ông có một tấm huy chương hình tròn, mạ vàng ông để lăn lóc trong hộc tủ bàn làm việc. Theo thời gian, lớp mạ vàng tróc hết chỉ còn lộ màu đồng đen xỉn. Có lần bố tôi cầm nó lên bảo “ May mà nó bằng đồng nên còn. Nó bằng vàng thật thì mình đã ăn hết từ lâu.” Ý ông là đã bán nó đi kiếm tiền mua thức ăn vào cái thời gạo châu củi quế.

Một lần công an thành phố, quận, xã, đổ mấy xe hơi lính lác đến khám nhà. Chắc họ muốn tìm những bài hát do ông sáng tác để bỏ tù ông.

Thời điểm ấy, bài “Nước mắt cho Sài Gòn” – Sài Gòn ơi ! Ta mất người như người đã mất tên….- đã được phổ biến trên đài VOA và BBC dưới tựa đề “Sài Gòn niềm nhớ không tên” – Bài hát được đưa ra nước ngoài, do một người quen biết, ông cụ tập cho hát và bảo anh nhớ nằm lòng vài ngày trước khi anh đi vượt biên. Lời ca, anh nhớ chữ được chữ mất. Nhạc, nhiều chỗ không đúng. Còn cái tựa, anh quên mất tiêu nên nó được biết đến với một cái tên khác. Mấy bài mới, ông viết ra giấy. Khi nào thuộc thì đốt đi. Không rõ lần đó họ có lục được bài nhạc nào của ông không nhưng họ có chở đi nhiều thùng sách vở, giấy tờ.

Vào thời điểm này, Hội Văn Bút Quốc Tế thỉnh thoảng có gửi mấy thùng thuốc tây cho nhà tôi và một số văn nghệ sĩ khác để cứu đói. Khi ra bưu điện lãnh hàng, mẹ tôi và các bác thường chào hỏi nhau.

Đã không còn đường sống, có người cho mình cái ăn, Việt Cộng cũng không bằng lòng. Họ lùng sục xem bố tôi làm gì? Quen biết ai ? Mấy tấm hình khách khứa đến chơi nhà bị họ lấy hết. Họ bơi móc từng cuốn sách , từng khe giường. Hộc tủ riêng của tôi để mấy cuốn nhật ký, viết lăng nhăng tình cảm thuở mới lớn mà tôi rất sợ người nhà đọc được, họ cũng chọc mắt vào, trước mặt tôi. Tôi vừa xấu hổ vừa tức giận khi cái góc riêng tư nhất của mình bị xâm phạm, vừa hãi hùng nhìn cảnh nhà “Ào ào như sôi”. Họ lấy mất tấm huy chương của ông trong lần khám nhà đó. Cụ tôi vốn đã gầy còm, nhìn ông lọt thỏm trong đám công an, an ninh với súng ống, biên bản, tra khảo mà thương.

Chúng không bắt ông nhưng các bác nhà văn bạn ông bị bắt rất nhiều trong cái ngày định mệnh ấy. Người lạ tránh xa gia đình tôi vì sợ liên lụy. Người quen truyền tai nhau, rằng bố tôi bắt tay với Việt cộng nên tránh được họa ở tù.

Hôm sau và nhiều hôm sau nữa, cả nhà căng mắt chờ một cuộc càn quét kế tiếp. Một tiếng xe chạy từ xa cũng làm mọi người nghe ngóng xem nó có đỗ xịch trước nhà mình không. Những tiếng nói lao xao của người qua đường cũng làm mình sợ đứng tim. Trời về đêm càng căng thẳng hơn khi nghe tiếng chó sủa. Gia đình sống trong tâm trạng sớm muộn gì họ cũng đến lần nữa.

4/BỐ MẸ TÔI ĐI ĐỊNH CƯ Ở MỸ

Một chàng Việt kiều trẻ về nước, ra Bắc chơi, vô chợ lạc xoong mua đồ cổ. Anh nhìn thấy một mảnh đồng tròn có khắc chữ “ Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu – VNCH” .Tò mò giở lên xem, anh đọc được hàng chữ “ Giải Nhất Văn Học Nghệ thuật– Ông Nguyễn Đình Toàn” Thế là anh mua về chơi rồi post lên mạng hình ảnh món đồ cùng câu chuyện vì sao anh có nó trong tay.

Trời xui đất khiến thế nào, Bố tôi đọc được mấy dòng chữ ấy. Ông tự giới thiệu và xin được chuộc lại tấm huy chương. Anh đến nhà, trò chuyện rồi gửi tặng lại ông cụ món đồ anh vớ được trong mớ lạc xoong rồi nói: ‘” Coi như cháu trao giải thưởng cho bác lần thứ hai.’”

Ly kỳ! Một vật đã mất đi cả hai ba chục năm, lưu lạc từ trong Nam ra ngoài Bắc, vượt trùng dương đến tận Hợp chủng quốc Hoa kỳ để rơi trở lại chính tay chủ nhân của nó. “Của Caesar , trả lại cho Caesar.”

Buồn, vì họ đã đối xử với một nhà văn và tác phẩm của ông như đống ve chai dép mủ.

Khi đã lớn và đi làm, tôi gặp lại bà hiệu trưởng thù hằn tôi năm xưa ngoài chợ. Vẫn “ Mắt trắng dã. Môi thâm sì. Da thiết bì.” với búi tóc củ tỏi có cài kẹp tăm sau gáy. Chả biết bà có thấy xấu hổ với tôi, đứa con nít bà rắp tâm hãm hại? Nó vẫn còn sống và sống rất đàng hoàng, sạch sẽ.

Các ông chủ và các đồng chí của bà sau này đã đến tận cái “Gia đình phản động” bà miệt thị khi xưa, không phải một lần mà là ba lần để xin ông cho in lại tác phẩm. Cả ba lần đều bị ông từ chối. Ông bảo “ Các anh bắt tôi còn được, huống hồ gì in sách của tôi, nhưng đã xin phép thì tôi không cho. Bằng không, ghi rõ ngoài đầu trang “Tác giả đã bị bỏ tù vì cuốn sách này.”

Lần mới nhất, năm 2016, người của nhà sách Phương Nam đến tư gia của ông bên Mỹ, lập lại lời yêu cầu. Ông bảo “ Nếu muốn, các anh phải công khai xin lỗi tôi ”. Ông chả lạ gì họ. Lúc cần thì năn nỉ ỉ ôi. Dăm ba bữa lại trở mặt cấm in hay lại thóa mạ ông.

Họ nói tại ngày xưa, cấp dưới làm sai chứ họ không chủ trương như thế, sao ông cứ làm khó làm dễ họ. Ha ! Hóa ra bà Bảnh hiệu trưởng đã cố ý làm sai chủ trương của xếp bà.

Giả dụ như giờ đây, tôi thấy bà bị chiên trong chảo dầu sôi dưới bảy tầng Địa ngục tôi có thích không?

-Không, tôi thấy sợ.

Giả dụ như tôi thấy con cháu bà thất học, bưng rổ bánh mì đi rảo bán ngoài đường như anh chị em tôi ngày xưa tôi có thỏa mãn không?

-Không, tôi thấy tội.

Chuyện người lớn sao bắt con nít gánh chịu ?

Vả lại, “Lấy oán báo oán….” để làm gì ?

Hiện, tôi đi dạy Việt ngữ thiện nguyện đã hơn chục năm. Con cái người miền Bắc hay người miền Nam đều được tôi quan tâm như nhau. “Trẻ em như búp trên cành”, chúng sợ từ con sâu cái kiến, nỡ nào để chúng hứng chịu mưa bão, như mình ngày xưa.

-Đất ngọt, cây sẽ sai hoa, trĩu quả.

-Đất chua, hoa chột, trái còi.

Nếu phải thù ghét Việt cộng, tôi nghĩ tôi có đủ tư cách để thù ghét họ hơn ai hết thảy

-nhưng tôi không chọn điều ấy.

Chuyện qua rồi. Thù hằn chỉ làm chính mình nhớ lại và khổ sở ,quằn quại.

-Khổ thế chưa đủ sao ?

-Quằn quại thế chưa đủ sao?

Phải sống đến nửa đời người, tôi mới biết cách giúp cho tâm mình thanh thản bằng việc

-bỏ qua

-quên đi

-và tiến về phía trước.

Cảm nhận đầy đủ và quý hóa những gì mình đang có trong tay, cho nó nhẹ nhàng và ít đau bệnh.

Thế thôi!

NGUYỄN ĐÌNH PHƯỢNG UYỂN

Đăng tải tại Tin Tuc Nội Bộ | Chức năng bình luận bị tắt ở HỒI TƯỞNG_Nguyễn Đình Phương Uyển

Truyện ngắn “Ngày Về” của Vương Mộng Long (K20 VBĐL)

NGÀY VỀ!!!

Vương-Mộng-Long

(Copy từ FB của Nhóm thân hữu K2 Học Viện CSQG Sài Gòn)

324249021_917234156106017_2571911944207339733_nNăm 1981, khi tôi còn bị giam trong trại cải tạo Z30C Hàm-Tân, Thuận-Hải, cứ vào buổi chiều, tôi cùng vài anh bạn tù lại ngồi quây quần bên nhau trên sạp xi măng, nhâm nhi từng ngụm cà phê chế bằng cơm cháy, ôn lại chuyện đời cho nhau nghe.

Hầu như bữa nào cũng vậy, dù trời tạnh ráo hay mưa bão dầm dề, thế nào chúng tôi cũng được nghe tiếng guitar thánh thót của một nhạc sĩ tay ngang Cựu Thiếu Tá Hồ Văn Hùng, gốc Cảnh-Sát Quốc-Gia và tiếng ca trầm buồn ảo não của chàng ca sĩ ngang xương Cựu Thiếu Úy Nguyễn Văn Vinh gốc Biệt Cách Nhảy Dù.

Chúng tôi mất nước đã gần chục năm, xa nhà cũng đã gần chục năm, nên những lời buồn thảm, bi ai: “Tìm đâu những ngày thơ ấu qua…” – “Những ngày xưa thân ái, xin trả lại cho ai…” vừa cất lên, thì người đàn, người hát, người nghe cùng chạnh lòng, nhớ Mẹ, nhớ Cha, nhớ Vợ, nhớ Con, nhớ Bạn-Bè, nhớ Xóm-Giềng, và nhớ Quê-Hương.

Anh nhạc sĩ Hồ-Văn-Hùng, xưa kia là Cảnh-Sát Tỉnh Hậu-Nghĩa; nay bị giam cùng buồng, cùng đội lao động với tôi. Anh thuộc nhiều bài hát lắm! Tôi xin anh chép lại cho tôi trọn bộ lời Pháp của bài “Chanson d’Orphée“.

Anh ta chỉ cần dạo nhạc cho tôi đôi lần, là tôi đã thuộc nhập tâm bài hát này ngay. Trong bài ca ấy, tôi thích nhất câu “Le ciel a choisi mon pays. Pour faire un nouveau paradis” (Thượng Ðế đã chọn quê hương tôi để dựng lên một Tân Thiên Ðường.)

Ngày xưa Thượng-Ðế đã ban cho tôi một Thiên-Ðường, mà tôi lại vô tình không nhận ra, đó là đất nước Việt-Nam Cộng-Hòa. Năm 1975 Thiên-Ðường của tôi đã không còn nữa!

Một năm sau ngày được thả, đầu Thu 1989 tôi gặp lại Hồ-Văn-Hùng trước một sạp báo cạnh nhà thương Sùng-Chính, Chợ-Lớn. Khu này quy tụ khá nhiều dân gốc “NGỤY”: Một sạp báo do anh cựu nhân viên Phủ Ðặc-Ủy Trung-Ương Tình-Báo làm chủ, một thợ hớt tóc là cựu Hải-Quân Thiếu-Úy, kế đó là một ông già mài dao, mài kéo, xưa kia làm tới Phó Quận xuất thân từ trường Quốc-Gia Hành-Chánh!

Anh chủ sạp báo là bạn tù tôi quen trong thời gian bị giam giữ ở Z30D. Vì làm bạn với anh chủ sạp báo, nên dần dà tôi quen “LÂY” sang hai ông “NGỤY” kế bên. Lâu lâu tôi ghé chơi, thấy tóc tôi dài, ông Hải-Quân lại đè đầu tôi xuống hớt tóc giùm, không lấy đồng bạc nào!

Thấy yên sau xe đạp của Hùng chất đầy sách vở, tôi hỏi anh làm nghề quái quỷ gì mà nhiều sách thế thì anh vênh mặt lên,

– Tớ đi dạy!

– Dạy nhạc hả?

– Nhạc gì?

– Thì nhạc Việt, Tân-Nhạc… hồi còn trong trại tù cậu và thằng Vinh Biệt-Cách hay hát cho tớ nghe…

Hùng xua tay, lắc đầu quầy quậy,

– Tớ có biết nhạc với nhiếc con mẹ gì đâu? Guitar tớ học lóm, chẳng có thầy bà nào dạy cả! Nhạc-Lý, nhạc Pháp cũng làng nhàng. Hiện giờ tớ đi dạy Anh Văn!

Tôi nghi ngờ vặn lại,

– Anh Văn của cậu cỡ nào mà dám đi dạy?

Hùng cười hì hì,

– Ối trời ơi! Sao cậu ngây thơ thế? Bộ suốt đời lính không lúc nào cậu bị ở vào cái thế lang bang, không chức vụ hả? Cứ lang bang không chức vụ là được gởi đi học. Tớ biết khối thằng có đầy bằng cấp chuyên môn chỉ vì lý do không có chức vụ trong đơn vị nên cứ có lớp là bị tống đi học. Hồi xưa, lúc còn lang bang không chức vụ, tớ có dịp được đề cử theo học một khóa Anh Văn, rồi lại bị đưa đi học tu nghiệp ở Mã-Lai. Năm ngoái ra khỏi tù cải tạo, tớ kiếm hoài không ra việc, tưởng là phải chết đói. Ai ngờ gặp đúng lúc đổi đời, nhà nhà học Anh Văn, người người học Anh Văn. Tớ vội ôn lại văn phạm vài ngày là đi dạy kiếm cơm được rồi. Cả khu phố của tớ đều mù, tớ là thằng chột. Xứ mù, thằng chột làm vua! Tớ đếch cần làm Vua, chỉ cần Gạo thôi…

Tôi không phục cái ngai vàng trên nước mù và chột của người bạn thời đi tù cải tạo này, nhưng tôi thích tiếng đàn Guitar của anh, thích giọng ca của Nguyễn-Văn-Vinh mà tôi đã được nghe trong những chiều buồn nơi lán trại của Z30C, Hàm-Tân năm nào.

Tôi kéo Hùng ngồi xuống bên bàn cờ tướng của ông thợ hớt tóc. Tôi giới thiệu Hùng với hai ông bạn “NGỤY” của tôi. Ông Hải-Quân mời Hùng uống trà; ông Ðốc-Sự cũng xúm vào góp chuyện. Hùng là người Huế, ông Ðốc-Sự cũng là dân Huế; chỉ vài phút sau hai ông đã ra chiều tương đắc!

Thấy trên tường có treo cây Guitar của ông thợ hớt tóc, bên cạnh là cây đờn Cò của ông mài dao kéo, giáo sư Hùng gật gù,

– Các cha ở đây có cả Tân, Cổ giao duyên vui quá há?

Nghe Hùng nói, tôi chợt nhớ chuyện xưa, nên cầm tay Hùng tôi khẩn khoản yêu cầu anh hát lại khúc “NHỮNG NGÀY THƠ-MỘNG” của Hoàng-Thi-Thơ cho tôi nghe.

Chiều ý tôi, ông giáo sư Anh Văn bỏ nón xuống bàn cờ tướng, ông uống cạn ly trà móc câu, ôm cây Guitar kê lên đùi, so dây, lấy giọng, rồi bắt đầu: “Tìm đâu những ngày thơ ấu qua? Tìm đâu những ngày xanh như mộng?…”

Khi Hùng vừa xuống giọng câu chót: “Tìm đâu? Biết tìm đâu? đâu giờ…” thì anh bắt ngay qua “Matin, fait lever le soleil…” (Buổi sáng, mặt trời lên…) của bài hát tiếng Tây “Chanson d’Orphée”

Hứng chí, ông thợ mài dao ôm cây đờn cò “í!a! í!a!…” phụ họa, còn ông thợ hớt tóc thì hai tay thủ hai cái giũa sắt múa “Cạch! cạch! cành! cành!…” trên thành cái chậu nhôm chứa nước như một tay trống điêu luyện, lành nghề.

Người qua đường dừng lại mua báo, khách của bác thợ mài dao, khách của bác thợ hớt tóc đứng ngây nghe các bạn tôi đàn hát. Tiếng hát não nuột, tiếng Guitar réo rắt, tiếng trống sắt rộn ràng, và tiếng đờn cò nức nở làm cho lá vàng rơi tới tấp trên đường Trần-Hưng-Ðạo một chiều Thu năm 1989.

Mấy bé con tan trường từ một lớp tiểu học gần đó xì xào với nhau: “Nhạc vàng, nhạc ngoại, hay quá trời, lại nghe coi tụi bây ơi!”

Sau khi chấm dứt câu cuối, “Chante chante mon coeur. La chanson du matin. Dans la joie de la vie qui revient…”

(Hát lên, hát lên trái tim tôi. Bài hát của buổi mai. Trong niềm vui vừa trở lại…) thì Hùng chợt hốt hoảng la toáng lên,

– Ủa chi rứa? Bà con làm chi rứa?

Thì ra… bà con qua đường tưởng bốn thằng tôi là gánh hát dạo, họ bỏ tiền vào cái nón của giáo sư Hùng, cái nón nằm ngửa trên bàn!… cái nón đầy tiền loại 20 đồng màu tim tím…

Bốn anh cựu Quân, Cán, Chính, Việt-Nam Cộng-Hòa nhìn nhau, miệng mếu xệch.

Mười bốn năm sau khi Miền Nam SỤP-ĐỔ, hàng trăm ngàn cựu ‘TÙ CẢI-TẠO’ đã lẫn vào và như đã biến mất trong cái xã hội hỗn mang, hạ cám thượng vàng. Họ chìm vào giòng đời dưới những bộ mã khác nhau: Ông Thiếu-Úy Hải-Quân thành ông thợ hớt tóc; ông Thiếu-Tá Cảnh-Sát thành ông thầy dạy Anh Văn lưu động; ông Phó Quận Hành-Chánh thành ông mài dao kéo; nhưng cái giá trị NHÂN-BẢN tiềm ẩn trong con người họ vẫn còn đó. Trái tim họ vẫn không ngủ quên!

Cũng như trăm ngàn ĐỒNG-NGŨ Việt-Nam Cộng-Hòa khác, NGÀY VỀ CỦA TÔI cũng là ngày đầu một cuộc sống mới, đầy ngỡ ngàng! Sau đó, tôi cũng từ từ lẫn vào, và biến mất trong dòng chảy của một XÃ-HỘI HẠ CÁM, THƯỢNG VÀNG! Tôi bắt đầu xây lại cuộc đời với một chiếc xe đạp thồ!

Cái xe đạp thồ của tôi quả là một con ngựa đa năng, đa dụng. Nó chẳng đòi ăn, đòi uống, nghỉ ngơi, giải trí, chuyện trò gì! Tôi chất bất cứ vật gì lên lưng nó, nó cũng im re, không than van nặng nhọc nửa lời. Nó giúp tôi buổi sớm tinh mơ chuyển hàng cho thân chủ từ Chợ-Lớn về Chợ Bến-Thành. Buổi tối, chở hàng từ Cầu Chữ Y sang đổ nơi bến xe Miền Ðông. Trời nắng chang chang, nó chở tôi và một giỏ cá khô từ Sài-Gòn lên Thủ-Ðức, len lỏi trong những con hẻm ngoằn ngoèo, để tôi rao bán lẻ từng ký cá khô, tôm khô!

Nó chở vợ chồng tôi từ Sài-Gòn đi Thủ-Ðức tới nhà anh bạn Ngô-Văn-Niếu của tôi để họp mặt anh em cùng khóa 20 Võ-Bị chào mừng mười cựu Sĩ-Quan khóa 20 Võ-Bị mới được tha, trong đó có tôi. Dịp này nơi bãi cỏ đậu xe trước sân nhà anh Niếu, nó được đứng xếp hàng chung với những chiếc xe Dream, Honda, Vespa của các bạn tôi! Tôi thấy chiếc xe đạp thồ của mình có vẻ “Oai-Phong” không kém gì chúng bạn, vì so chiều ngang, chiều dài, nó đâu có kém ai? Nhìn kỹ, tôi thấy nó còn có vẻ “PHONG TRẦN BẠT MẠNG” hơn mấy chiếc xe máy bóng loáng, kiêu sa, yểu điệu, của các ông bạn tôi nữa đó!

Tôi có anh bạn làm Trung-Tá Cảnh-Sát. Anh ấy và tôi được thả ra khỏi Trại ‘CẢI-TẠO’ cùng giờ, cùng ngày. Nhà anh bạn tôi ở gần Thảo-Cầm Viên Sài-Gòn.

Mỗi lần tôi ghé thăm nhà anh, vừa thấy mặt tôi, bà Mẹ anh đã đon đả gọi con,

– Bảo ơi! Có “Anh Long Xe Thồ” tới thăm con kia kìa!

Trung-Tá Cảnh-Sát Phan-Trần-Bảo, Trưởng Ty Cảnh-Sát tỉnh Phan-Thiết là bạn tôi; mấy chục năm sau anh ấy còn nhớ cái tên “Anh Long Xe Thồ” mà Mẹ anh ta đã đặt cho tôi!

Trước ngày lên đường đi Mỹ định cư, nếu tôi ra khỏi nhà thì thế nào con ngựa thồ của tôi cũng đi theo. Chỉ khi nào tôi lên rừng tìm vàng, đào thiếc, tôi mới chịu để nó ở nhà!

“Ngựa nào cũng là ngựa, xe nào cũng là xe!” vợ tôi thường an ủi tôi như thế, mỗi khi thấy tôi có vẻ áy náy mời nàng dời gót ngọc lên yên sau con ngựa thồ để tôi chở đi đây, đi đó! Nàng lúc nào cũng giản dị bình thường. Có tôi bên cạnh, vợ tôi hết lo âu, nhìn đời lúc nào cũng đẹp! Sau những chuyến đi dài ngày đào thiếc, tìm vàng trên Cao-Nguyên, tôi trở về Sài-Gòn; vợ chồng tôi lại chở nhau trên lưng con ngựa thồ, lang thang rong chơi quanh phố. Ðường-Phố Sài-Gòn thời 1988-1990 thênh thang. Khu Nguyễn-Cảnh-Chân có nhiều giáo sư của Trường Trung-Học Hưng-Ðạo, nơi đứa con gái thứ nhì của tôi đang theo học. Qua những buổi họp phụ huynh học sinh, cô giáo hướng dẫn lớp con tôi đã quen mặt vợ tôi. Bà cũng biết rõ tôi là Sĩ-Quan Việt-Nam Cộng-Hòa ĐI TÙ ‘CẢI-TẠO’!

Chắc chắn hình ảnh chiếc xe đạp thồ của tôi bay lượn trong khu Cao-Thắng, Nguyễn-Cảnh-Chân đã lọt vào những đôi mắt tò mò.

Một hôm, con tôi về nhà sau buổi học, nó cười: “Sáng nay cô giáo hướng dẫn lớp con vừa hỏi con rằng Ba của em đã về chưa? Con nói Bố em mới về. Lúc đó cô giáo con mới nói cô có thấy một người đàn ông lạ chở má bằng xe đạp đi qua nhà cô”

Ðời sống riêng tư của những bà vợ trẻ của Sĩ-Quan CHẾ-ĐỘ CŨ luôn luôn là mục tiêu theo dõi dòm ngó của xóm giềng! Những câu hỏi dò la, tọc mạch, chận đầu, bắt nọn như thế không thiếu trong xã hội này! Tôi chạnh nghĩ, qua mười mấy năm dài, xã hội đảo điên dưới CHẾ-ĐỘ MỚI, giá trị của nếp xưa Khổng-Mạnh cũng còn là chút gì đáng giá cho người ta lưu tâm! Rồi tôi thấy thương vợ vô cùng. Chuyện xe đạp nổ lốp giữa phố đối với cặp uyên ương này là thường xuyên! Lốp xe nổ, thì vợ chồng nắm tay nhau, dắt xe đi bộ, về nhà, vá lốp xe! Ngựa nào cũng là ngựa, xe nào cũng là xe! Ngày xưa mình đi xe JEEP, ngày nay mình đạp XE THỒ; ngựa xe nào cũng dùng làm phương tiện di chuyển có gì mà phải kén chọn, quan tâm? Ðiều quan yếu là: Ngày xưa mình có nhau, ngày nay mình vẫn còn có nhau! Mười ba năm, vật đổi, sao dời, mình còn nguyên vẹn như thế này là quý lắm rồi!

Một hôm có người mang đến cho cặp vỏ xe mới, mừng ơi là mừng! Anh bạn quý của tôi lúc này đang làm “GÁC-DAN” cổng sau khách sạn Continental. Hắn chắt bóp mãi mới được món tiền mua tặng tôi cặp lốp mới. Hắn tên là Lê-Văn-Chánh, người Huế. Chánh vốn là một cựu Sinh-Viên Dược-Khoa Sài-Gòn thời 1960s. Hắn có máu đàn ca và đã có lúc viết nhạc bán cho một nhạc sĩ đã thành danh để có tiền đi phòng trà Anh-Vũ mỗi buổi tối. Học hành chật vật mãi vẫn chưa thành Dược-Sĩ, hắn bị gọi nhập ngũ khóa 15 Sĩ-Quan Trừ-Bị Thủ- Ðức để cứu nước. Rồi hắn trở thành Sĩ-Quan An-Ninh Quân-Ðội!

Tôi và Chánh gặp nhau và thân nhau ở Trại Nam-Hà A. Chúng tôi ăn chung mâm, ngủ cùng sạp một thời gian rồi cùng được thả ra cùng một ngày, sau mười ba năm bị GIAM-GIỮ, TÙ-ĐÀY!

Thời mới ĐI TÙ ‘CẢI-TẠO’ về, tôi gặp hắn dễ lắm. Cứ đi ngang qua đường Lê-Thánh-Tôn, tới cổng sau Khách-Sạn Continental là thấy chàng ta ngồi nơi góc!

Những lần về phố, tôi đều ghé thăm Chánh. Gặp nhau, bù khú một lúc, hai đứa lại rủ nhau ra tán dóc với anh thợ vá lốp, sửa xe bên đường Hai-Bà-Trưng. Anh vá lốp xe máy, sửa xe đạp này thời xưa làm Thiếu-Tá Chỉ-Huy Trưởng Trung-Tâm Huấn-Luyện Chi-Lăng của Sư-Ðoàn 1 Bộ-Binh, Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa. Anh ta tên là Hoàng-Trai xuất thân khóa 19 Võ-Bị. Ba chàng ngồi bên nhau, chuyện nổ như pháo! Hai bạn tôi chỉ quanh quẩn ở Sài-Gòn, nên thích nghe tôi kể chuyện đường rừng, mạo hiểm, như chuyện đào vàng, đào thiếc, chuyện bẫy Khỉ, giữ Lô, chuyện khai thác Gỗ Quý, săn Ngải, tìm Trầm…

Chánh kể cho tôi nghe rằng, nó có đứa con gái lớn tên là Lê-Lâm Quỳnh-Như. Cháu Quỳnh-Như lớn hơn đứa con gái đầu của tôi một tuổi. Một ngày từ rừng trở về thành phố, tôi nghe bạn Chánh khoe, con gái anh vừa đứng đầu cuộc Thi-Tuyển lựa Ca-Sĩ của Thành-Phố Hồ-Chí-Minh. Phần thưởng mà con anh nhận được là cái dây chuyền 7 chỉ. Chánh nhìn tôi, cười, miệng xuýt xoa: “Thế là có TIỀN lo Thủ-Tục Hồ-Sơ ĐI H.O”

Sau đó khá lâu, gia đình Lê-Văn-Chánh đi Mỹ theo danh sách H.O 16. Qua tới Mỹ thì ca sĩ Quỳnh-Như đổi tên là Như-Quỳnh, danh tiếng nổi như cồn!

Thời gian đầu, khi Chánh còn cư ngụ ở Philadelphia thì tôi và Chánh vẫn thường xuyên liên lạc điện thoại thăm nhau! Bây giờ thì tình hình đã đổi thay nhiều. Chỉ có tôi và anh Trai là gặp nhau thường, vì hai đứa tôi cùng là cư dân Tiểu-Bang Washington. Chúng tôi rất khó tiếp xúc với anh bạn cựu tù Lê-Văn-Chánh ngày xưa. Nghe đâu, cách đây vài năm, Như-Quỳnh mua cho Bố Chánh một căn nhà ở Cali, khu cư xá giống như một Fortress City, có rào cản, có cameras, hệ thống Alarms cao cấp, Security tuyệt hảo, phone của Chánh lại chuyển số luôn luôn, nên tôi và anh vá lốp xe đạp không chuyện trò với anh được! Lâu ngày không nói chuyện với nhau, chắc anh Chánh quên tôi rồi?!?

Riêng tôi, không bao giờ tôi quên “Chánh Phăng-Si-Ða”, anh bạn tù sốt rét kinh niên cùng buồng 16 ở trại Nam-Hà A Phủ-Lý của tôi. Sở dĩ Chánh có biệt hiệu “Chánh Phăng-Si-Ða” chỉ vì lúc nào trong túi anh cũng dự trữ sẵn một vỉ thuốc sốt rét cực mạnh mang nhãn hiệu Fansidar! Không rõ bạn tôi có hiểu rằng, trong mấy năm nay, anh chàng đào vàng trên rừng Nắp Bắc Ðà-Lạt và anh chàng sửa xe đạp trên đường Hai-Bà-Trưng Sài-Gòn nhớ nhung anh Gác-Dan Khách-Sạn Continental không nguôi?

Những sự mất mát nhẹ nhàng như thế, những hình bóng mờ dần vì vô tình hay cố ý như thế, làm cho tôi thấy thương, thấy quý những giây phút bạn bè khăng khít bên nhau! Bây giờ, những sợi tơ thân thiết cột buộc chúng ta cứ mỏng dần, mỏng dần theo thời gian!

Ôi! Biết tìm đâu? Những ngày xưa thân ái! Biết tìm đâu Xứ-Sở mà Thượng-Ðế đã chọn làm một THIÊN-ĐƯỜNG? Biết tìm đâu VIỆT-NAM CỘNG-HÒA của tôi?

  • Vương-Mộng-Long – K20

18-4-2018

Đăng tải tại Tin Tuc Nội Bộ | Chức năng bình luận bị tắt ở Truyện ngắn “Ngày Về” của Vương Mộng Long (K20 VBĐL)