Những bức tường biên giới
Gần đây chúng ta vẫn nghe những bàn tán, bình luận về đoàn người di dân từ Nam Mỹ muốn vượt biên giới để tràn vào Hoa Kỳ khiến chính phủ muốn xây tường biên giới để ngăn chặn.
Tường biên giới không phải là điều mới lạ, mà đã có từ thời thượng cổ, với Vạn Lý Trường Thành của Trung Hoa được xây từ năm 771 trước Lịch La Mã và của người La Mã xây dọc chiều ngang của Anh Quốc từ thế kỷ thứ nhất.
Mời quý vị xem một số bức tường biên giới nổi tiếng trên thế giới để thấy rằng những bức tường biên giới không chỉ được dựng lên để phân chia lãnh thổ, bảo vệ quốc gia, mà còn được dùng để phân chia cộng đồng tôn giáo.
Với số lượng người nhập cư ngày càng tăng, hoạt động khủng bố, buôn bán ma túy, và các cuộc chiến kéo dài đã châm ngòi cho việc xây dựng các hàng rào biên giới tạm thời và vĩnh viễn ở nhiều khu vực trên toàn thế giới.
Trong số 51 ranh giới kiên cố được xây dựng giữa các quốc gia kể từ khi kết thúc Đệ Nhị Thế Chiến, khoảng một nửa được xây dựng từ năm 2000 đến 2014.
Dưới đây là một số ít rào cản nổi tiếng được biết đến trên thế giới.
Vạn Lý Trường Thành – Tàu

Tường Ngăn Morocco và Tây Sahara
Bức không ảnh chụp ngày 4 tháng 1 năm 2002 cho thấy một phần của một bức tường kiên cố chạy dài 1,700 dặm (2,735.885 km) qua biên giới của Morocco và Tây Sahara.
Bức tường và một bãi mìn rộng được xây dựng trong suốt thập niên 1980 để tách các khu vực phía tây do Morocco kiểm soát khỏi các khu vực ở phía đông do Mặt Trận Polisario kiểm soát. Polisario là một nhóm phiến quân đang cố gắng đẩy Morocco ra khỏi phía tây Sahara.
Rào Cản Giữa Bulgaria và Turkey
Tường Phân Chia Khu Vực ở Đông Jerusalem (Do Thái)
Hình chụp ngày 18 tháng 10 năm 2016 cho thấy bức tường ngăn cách giữa Jerusalem (Do Thái) và khu vực của người Ả Rập Palestinian thuộc thành phố Issawiya.
Tường Biên Giới Ấn Độ và Pakistan

Tường Biên Giới Giữa Hoa Kỳ và Mễ (Mexico)
Hình chụp ngày 14 tháng 3 năm 2009 một phần tường biên giới từ thành phố Yuma, Arizona tới Calexico, California. Đoạn tường này cao 15 feet (4.572 m) được đặt trên những đồi cát, có thể di chuyển được trong trường hợp lâu ngày bị cát phủ lấp.
Hàng Rào Biên Giới Morocco và Melilla
Hình chụp ngày 13 tháng 8 năm 2014 cho thấy cảnh sát Spain (Tây Ban Nha) đang canh chừng những di dân Bắc Phi đang ngồi trên hàng rào có ý định vượt qua Tây Ban Nha.
Bức Tường Hadrian ở Anh Quốc
Hình chụp ngày 6 tháng 8 năm 2018 cho thấy di tích của bức tường Hadrian được người La Mã xây vào thế kỷ thứ Nhất dài suốt chiều ngang của nước Anh từ Irish Sea (Biển Ái Nhĩ Lan) đến North Sea (Biển Bắc) để chống lại sự tấn công của dân miền bắc.
Ngăn Chia Giữa Hy Lạp (Greek) và Thổ Nhĩ Kỳ (Turkey)
Hình chụp ngày 7 tháng 3 năm 2017 cho thấy chướng ngại vật được dùng để ngăn chia biên giới giữa thành phố Nicosia, Cyprus thành hai phần phía nam thuộc Hy Lạp và phía bắc thuộc Thổ Nhĩ Kỳ sau một trận chiến nhắn ngủi nhưng tàn khốc năm 1974.
Tường Biên Giới Hoa Kỳ, Mễ (Mexico)
Hình chụp ngày 31 tháng 10 năm 2012 cho thấy một chiếc xe của kẻ đưa người lậu tìm cách vượt qua rào cản ở gần Yuma, tiểu bang Arizona nhưng không thành công.
Rào Cản Giữa Tàu cộng và Bắc Hàn
Hàng rào ngăn cản người Bắc Hàn trốn qua Tàu cộng ở thành phố Dandong, đông bắc Tàu. Hình chụp ngày 14 tháng 10 năm 2006.
Tường Biên Giới Giữa Palestine và Do Thái
Hình chụp ngày 25 tháng 7 năm 2018 cho thấy một họa sĩ người Ý đang vẽ hình một thiếu nữ tên Ahed Tamimi người Palestinian đang bị giam cầm lên phần tường biên giới thuộc Bethlehem ở West Bank.
Hàng Rào Biên Giới Ấn Độ, Pakistan
Hình chụp ngày 2 tháng 8 năm 2012 cho thấy một đồn canh của Ấn Độ ở biên giới Ấn Độ – Pakistan gần Jammu, Ấn Độ. Hai quốc gia này đã có tranh chấp lãnh thổ từ năm 1947 và được xem là khu vực được quân sự hóa mạnh nhất trên thế giới.
Tường Biên Giới Giữa Hungarian và Serbian
Một người Serbian đang cố chạy để tránh xe cảnh sát sau khi vượt qua một hàng rào tạm thời ngăn cách hai quốc gia ngày 7 tháng 9 năm 2015.
Bức Tường Bá Linh (Berlin Wall)

Hàng Rào Biên Giới Hoa Kỳ, Mễ
Cư dân của Naco, Arizona, tham gia cùng cư dân của Naco, Sonora, Mexico, trong một trận đấu bóng chuyền giao hữu trong ngày “Fiesta Binacional – Lễ Hội Của Hai Quốc Gia” tại hàng rào ngăn cách Hoa Kỳ (trái) và Mexico (phải) vào ngày 14 tháng 4 năm 2007.
Bức Tường Phân Chia Cộng Đồng Tôn Giáo
Có lẽ đây là bức tường duy nhất được dựng lên vì lý do tôn giáo. Được gọi là “Bức tường hòa bình – Peace Wall” được dựng lên từ năm 1969 để phân chia cộng đồng Thiên Chúa Giáo (Catholic) và Tin Lành (Protestant) ở Belfast, bắc Ireland (Ái Nhĩ Lan). Bức tường được xem là cần thiết để tránh việc đụng độ vũ lực giữa hai cộng động tôn giáo, cho dù đã cùng ký kết Thỏa Thuận Thứ Sáu An Lành (Good Friday Agreement) từ năm 1998.
Hàng Rào Biên Giới Ukraine, Nga
Hình chụp ngày 18 tháng 4 năm 2015 tại biên giới Ukraine-Nga gần Hopunchka, khu vực Kharkov, miền đông Ukraine. Hàng rào mỏng manh bằng kẽm gai nhưng lại là tuyến phòng thủ đầu tiên để chống lại cuộc xâm lăng đáng sợ của Nga.
Hàng Rào Biên Giới Zimbabwe – South Africa (Nam Phi)
Một người dân Zimbabwean đang cố leo qua hàng rào để vượt qua Nam Phi. Hình chụp ngày 27 tháng 5 năm 2008.
Hàng Rào Biên Giới Nam – Bắc Hàn
